Bộ Y Tế chính thức công bố 2 trường hợp nhiễm virus Zika gây teo não trẻ sơ sinh ở Việt Nam


Theo đó, tại Việt Nam, cuối tháng 3/2016, Bộ Y tế đã nâng mức báo động tình trạng lây nhiễm virus Zika lên cấp 2. Đến ngày 4/4, các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur đã xét nghiệm 1.215 mẫu bệnh phẩm từ các trường hợp có biểu hiện tương tự như nhiễm virus Zika tại 32 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong đó đã phát hiện 02 trường hợp dương tính với virus Zika tại tỉnh Khánh Hòa và TP. HCM.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đang phát biểu.
 
Trường hợp thứ nhất, bệnh nhân nữ, 64 tuổi, cư trú tại phường Phước Hòa, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, khởi phát ngày 26/03/2016 với các triệu chứng: sốt nhẹ, đau đầu, nổi ban ở hai chân và đau mắt đỏ.

Bệnh nhân tự uống thuốc hạ sốt ở nhà nhưng không đỡ. Đến ngày 28/3/21016, bệnh nhân được người nhà đưa đến khám tại Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa. Kết quả xét nghiệm ngày 31/3/2016 tại Viện Pasteur Nha Trang dương tính với virus Zika. Xét nghiệm tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP. HCM ngày 4/4/2016 đều cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus Zika.

Trường hợp thứ 2, bệnh nhân nữ, 33 tuổi, cư trú phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP.HCM, khởi phát ngày 29/3/2016 với triệu chứng phát ban, viêm kết mạc, mệt mỏi và đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Quận 2 cùng ngày do lo ngại bệnh rubella. Khi nhập viện, kết quả xét nghiệm ngày 31/3 và 01/4/2016 tại Viện Pasteur TP.HCM bệnh nhân này dương tính với virus Zika. Sau đó kết quả xét nghiệm tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương ngày 02/4/2016 và của Trường Đại học Nagasaki đặt tại Viện ngày 4/4/2016 cũng cho kết quả dương tính với virus Zika.

Kết quả giám sát các trường hợp người nhà và các hộ gia đình xung quanh chưa phát hiện trường hợp nào khác nhiễm virus Zika.

Như vậy, đây là hai trường hợp nhiễm virus Zika đầu tiên ghi nhận tại nước ta. Hiện tại, sức khỏe của hai bệnh nhân đều ổn.

Trước tình hình dịch bệnh do Virus Zika đã ghi nhận tại nước ta, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế tại tỉnh Khánh Hòa và TP. HCM chỉ đạo các địa phương nâng mức cảnh báo, đáp ứng dịch lên mức 2 đối với tình huống đã có trường hợp mắc bệnh.

Các Viện Pasteur Nha Trang và TP. HCM đã phối hợp với các địa phương điều tra mở rộng tại khu vực ổ dịch và triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.

Bộ Y tế nhận định trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận trường hợp mắc bệnh do virus Zika do hiện nay có sự giao lưu đi lại giữa các quốc gia cũng như các địa phương trong cả nước. Đồng thời, Việt Nam có lưu hành muỗi vằn là véc tơ truyền bệnh và chưa có miễn dịch trong cộng đồng.


Để chủ động phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp sau:

1. Khuyến cáo chung cho cộng đồng phòng bệnh Zika 

- Áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt, chủ động diệt muỗi và bọ gậy (loăng quăng):

Phòng muỗi đốt: ngủ màn, mặc quần áo dài kể cả ban ngày, dùng kem xua muỗi, hương muỗi.

Diệt muỗi: dùng vợt bắt muỗi, xịt hóa chất diệt muỗi; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hoá chất phòng, chống dịch.

Loại bỏ bọ gậy (loăng quăng): đậy kín dụng cụ chứa nước sinh hoạt, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ; thu dọn các vật dụng, lật úp dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. 

- Không hạn chế việc đi lại của người dân giữa các khu vực và địa phương. Tuy nhiên, người đi/đến/về từ vùng có dịch bệnh do vi rút Zika cần chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 12 ngày. Nếu có biểu hiện bệnh hãy đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn, điều trị.  

- Người đang sinh sống ở vùng có dịch bệnh hoặc đi/đến/về từ vùng dịch do vi rút Zika cần chủ động theo dõi sức khỏe, nếu có biểu hiện bệnh hãy đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị; sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) trong ít nhất 28 ngày để phòng lây truyền vi rút Zika qua đường tình dục.

- Thông tin chi tiết về bệnh do vi rút Zika tham khảo tại Website Cục Y tế dự phòng: vncdc.gov.vn và Bộ Y tế: moh.gov.vn. Điện thoại đường dây nóng: 0989. 671. 115. 

2. Khuyến cáo cho phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai: 

- Phụ nữ có thai cần áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt để tránh lây truyền vi rút Zika và khám thai định kỳ.

- Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai không nên đi đến vùng dịch khi không thực sự cần thiết. 

- Đối với phụ nữ có thai tại vùng dịch hoặc/và đi về từ vùng có dịch nếu có triệu chứng như sốt, phát ban hoặc các dấu hiệu khác của bệnh cần đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn.

- Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu đang sinh sống hoặc đã từng đến vùng có dịch mà có sốt hoặc phát ban và có ít nhất một trong các triệu chứng như đau mỏi cơ/khớp, viêm kết mạc mắt cần xét nghiệm để phát hiện vi rút Zika. 

- Vợ, chồng, bạn tình đang sống hoặc trở về từ vùng dịch nếu có ý định mang thai cần đến cơ sở y tế để khám, tư vấn trước khi quyết định mang thai.

- Người từ vùng dịch trở về cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) trong quá trình mang thai để tránh lây truyền vi rút Zika cho mẹ và con.
 

 

Danh sách địa phương có dịch bệnh do vi rút Zika được cập nhật trên Website Cục Y tế dự phòng: vncdc.gov.vn

 
Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: virus zika sinh dịch biểu hiện phát hiện dương tính tỉnh khánh bệnh nhân triệu chứng viện pasteur dịch bệnh biện pháp phòng chống chứa nước được khám vùng dịch mang thai nhiễm virus zika đau mắt đỏ


Trần Văn Hùng

1E Trường Chinh, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội
Chuyên: Siêu Âm Thai, Sản Phụ Khoa

Lee I Wuen

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Jazlan Joosoph

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Shamini Nair

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Joan Thong Pao-Wen

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

9 dấu hiệu báo động “vùng kín” có vấn đề

Đôi khi, “vùng kín” có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ...

Chứng trào ngược acid dạ dày khi mang thai

Trào ngược acid dạ dày là gì? - Trào ngược acid dạ dày- thực quản là...

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh chlamydia

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ. Ở...

Tại sao vẫn có thể thụ thai trong "ngày đèn đỏ"?

Sự thụ thai diễn ra khi người phụ nữ có quan hệ tình dục xung...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Vui lòng đợi...