Các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là gì?


Các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là gì? Các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, thường gọi là STIs, là những bệnh nhiễm trùng bạn có thể mắc khi quan hệ tình dục. Nó còn được gọi là các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hay STDs. Một số STIs gây ra bởi vi khuẩn, và một số khác gây ra bởi virus.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất là:

  • Chlamydia
  • Bệnh lậu
  • Herpes sinh dục, hay mụn rộp sinh dục, còn gọi là herpes đơn hình sinh dục (HSV)
  • Mụn cóc ở bộ phận sinh dục, do virus HPV gây ra, một vài loại HPV còn có thể gây ra ung thư cổ tử cung ở phụ nữ
  • Viêm gan A, B, C
  • Giang mai
  • Bệnh tricomonas
  • Virus gây suy giảm miễn dịch ở người, còn gọi là HIV _ đây là loại virus gây ra AIDS

bệnh lây nhiễm bệnh qua đường tình dục

Rất nhiều trong số những loại nhiễm trùng này có thế lây lan qua bất kỳ hình thức quan hệ tình dục nào. Nó không chỉ bao gồm kiểu quan hệ dương vật-âm đạo, hay dương vật-hậu môn, mà còn kiểu quan hệ đường miệng và các kiểu quan hệ khác. HIV và viêm gan còn có thể lây truyền qua các con đường khác, như phơi nhiễm với các dịch tiết của cơ thể

Sàng lọc STIs là gì? Việc sàng lọc STIs bao gồm một loạt các xét nghiệm mà bác sĩ dùng để tìm ra người đó có bị STIs hay không. STIs thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Nhiều người có thể có STIs và họ không hề biết điều đó. Đó là lý do tại sao việc sàng lọc là rất quan trọng

Các bạn sỹ khuyến cáo rằng những người có nguy cơ nhiễm STIs nên được sàng lọc ngay cả khi họ không có biểu hiện gì của bệnh và cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh. Ví dụ, bạn có thể có nguy cơ bị chlamydia nếu bạn quan hệ không bảo vệ với một người bạn tình mới. Việc điều trị sẽ đề phòng bệnh trở nên nặng hơn và ngăn cản không cho bạn truyền bệnh cho người khác.

Có các loại xét nghiệm khác nhau để sàng lọc các bệnh nhiễm trùng khác nhau. Rất nhiều loại STIs có thể được phát hiện qua một xét nghiệm máu hoặc nước tiểu. Nếu bạn quyết định sàng lọc STIs, bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ làm việc với bạn để tìm ra những xét nghiệm cần thiết cho bạn.

Những đối tượng nào nên được sàng lọc STIs? Có các xét nghiệm sàng lọc khác nhau phù hợp với những đối tượng khác nhau, tùy thuộc vào giới tính và thói quen sex của họ.

  • Tất cả nam giới và nữ giới (kể cả các bạn tuổi vị thành niên) nên đi sàng lọc HIV.
  • Những phụ nữ có quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su hoặc có quan hệ tình dục với nhiều hơn 1 bạn tình nên đi sàng lọc bệnh lậu và chlamydia hàng năm.
  • Những phụ nữ tuổi từ 21 đến 29 nên làm xét Pap (xét nghiệm tế bào cổ tử cung) 3 năm một lần để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung do một số loại virus HPV gây ra. Những phụ nữ tuổi từ 30 đến 65 có thể tiếp tục làm xét nghiệm Pap 3 năm một lần hoặc họ có thể kết hợp xét nghiệm Pap với xét nghiệm HPV 5 năm một lần. Việc sàng lọc sau tuổi 65 còn tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm trước đó.
  • Những người đàn ông không sử dụng bao quan su khi quan hệ hoặc quan hệt với nhiều hơn một bạn tình nên đi sàng lọc chlamydia mỗi năm một lần
  • Tất cả nam và nữ có quan hệ tình dục và không có một người bạn tình cố định, hoặc quan hệ với nhiều hơn 1 bạn tình nên đi sàng lọc viêm gan B.
  • Tất cả nam và nữ sinh năm 1945 đến 1965 nên sàng lọc viêm gan C. Đồng thời, những người có quan hệ với người bị nhiễm viêm gan C cũng nên đi sàng lọc.
  • Phụ nữ có thai nên đi sàng lọc giang mai, chlamydia, HIV và viêm gan B. Một số người có thể cần sàng lọc các bệnh nhiễm trùng khác tùy thuộc vào thói quen sex của họ.
  • Những người bị nhiễm HIV kể cả nam và nữ nên đi sàng lọc viêm gan A, B, C ít nhất là một lần. Họ cũng nên sàng lọc giang mai, chlamydia, và lậu ít nhất một năm một lần.
  • Những người đàn ông có quan hệ tình dục với nam giới nên sàng lọc viêm gan A, B, C ít nhất 1 lần. Đồng thời cũng nên sàng lọc HIV, giang mai, chlamydia, và lậu ít nhất một năm một lần.

Trên đây là những hướng dẫn chung cho tất cả mọi người, nhưng một số người có thể cần các xét nghiệm sàng lọc khác tùy thuộc vào thói quen sex của họ và các yếu tố khác. Nếu bạn không chắc chắn bạn có nên đi sàng lọc hay không, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc điều dưỡng của bạn.

Tôi có thể sàng lọc STIs ở đâu? Nếu bạn có bác sĩ riêng, thì họ có thể sàng lọc cho bạn. Nhưng nếu bạn không muốn họ sàng lọc cho mình, hoặc nếu bạn không có bác sĩ riêng, thì bạn có thể đi đến phòng khám. Một số phòng khám cho phép bạn sàng lọc mà không cần phải cung cấp tên (ẩn danh).

Hãy cẩn thận với các hiệu thuốc hoặc cửa hàng online bán các bộ kít để sàng lọc STIs tại nhà. Đối với một vài loại, bạn chỉ cần gửi mẫu xét nghiệm đi, và sau đó bạn sẽ nhận kết quả qua điện thoại hoặc trực tuyến. Đối với một số loại khác, bạn có thể làm xét nghiệm tại nhà và sẽ có kết quả trong vòng 1 giờ. Nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng để biết bộ kít xét nghiệm nào là bộ kít bạn có thể tin tưởng được. Nếu bạn dùng một bộ kít và kết quả là dương tính, hãy chắc chắn để theo dõi cùng với bác sĩ hoặc điều dưỡng. Và nếu kết quả là âm tính, nhưng bạn nghĩ bạn có thể đã mắc bệnh, hãy đến gặp bác sĩ.

Tôi nên cẩn thận với những triệu chứng nào? Nói chung, hãy cẩn thận với bất kỳ sự ngứa, đau rát, loét hoặc chảy mủ nào ở cơ quan sinh dục. Nhưng cũng cần phải biết rằng rất nhiều STDs không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Cách tốt nhất để biết chắc chắn bạn có mắc STDs không là bạn nên đi sàng lọc.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi có STDs? Nếu bạn mắc một bệnh lây truyền qua đường tình dục, bạn cần phải điều trị nó. Việc điều trị đúng sẽ phụ thuộc vào loại STD mà bạn có. Nó sẽ bao gồm kháng sinh hoặc thuốc kháng virus. Việc điều trị giúp bạn chữa khỏi bệnh hoặc làm cho nó không trở nên tồi tệ hơn. Đồng thời, nó cũng giúp bạn làm giảm cơ hội lây lan bệnh cho người khác.

Nếu bạn có STDs, bạn cần phải nói với những người có nguy cơ nhiễm bệnh từ bạn. Bác sĩ hoặc điều dưỡng của bạn có thể giúp tìm ra người bạn tình nào mà bạn cần phải cho họ biết dựa vào thời điểm cuối cùng mà bạn quan hệ với họ.

STDs có thể phòng được không? Không có cách nào là chắc chắn có thể phòng  được tất cả các loại STD, nhưng có những việc bạn có thể làm để làm giảm cơ hội bị nhiễm một trong số những bệnh đó.

  • Việc quan trọng nhất bạn có thể làm là đeo bao cao su trong mỗi lần quan hệ. Cả bao cao su nam và nữ đều có thể bảo vệ bạn khỏi STDs. Nhưng chú ý rằng, những lọai bao cao su nam làm từ nguyên liệu tự nhiên như ruột cừu không thể bảo vệ bạn khỏi STDs.
  • Hãy hỏi bác sĩ của bạn xem có bất kỳ loại vắc xin nào mà bạn nên dùng không. Nếu bạn từ 26 tuổi trở xuống, bạn có thể tiêm vắc xin để phòng HPV, loại virus gây mụn cóc ở cơ quan sinh dục. Còn nếu bạn không bị viêm gan A hoặc B mà vẫn chưa tiêm vắc xin phòng bệnh, thì hãy đi tiêm những vắc xin đó.
  • Nếu bạn tình của bạn bị herpes, họ cũng có thể làm giảm nguy cơ lây bệnh cho bạn bằng việc dùng thuốc valacyclovir (tên nhãn hiệu: Valtrex)
  • Nếu bạn có nguy cơ cao bị nhiễm HIV, bạn có thể phải uống thuốc hàng ngày để làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Nhưng đây chỉ là lựa chọn cho người có nguy cơ nhiễm bệnh rất thấp. Nếu bạn hứng thú với việc này, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.

Ngô Thị Thủy

Cử nhân tiên tiến, Đại học Y Hà Nội

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: bệnh lây truyền qua đường tình dục bệnh tình dục đường tình loại virus kiểu quan việc sàng triệu chứng những người việc điều khác nhau hoặc điều điều dưỡng thói quen đồng thời chắc chắn bệnh nhiễm trùng hoặc điều dưỡng


Watt Wing Fong

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Chow Kah Kiong

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Lee I Wuen

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Ngô Thị Mỹ Phụng

006 Tòa Nhà H1 Đường Hoàng Diệu, P. 9, Q. 4, TP.HCM
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Nguyễn Thị Bích Ngọc

52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Chuyên: Sản Phụ Khoa, Hiếm Muộn, Siêu Âm Thai

9 dấu hiệu báo động “vùng kín” có vấn đề

Đôi khi, “vùng kín” có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ...

Chứng trào ngược acid dạ dày khi mang thai

Trào ngược acid dạ dày là gì? - Trào ngược acid dạ dày- thực quản là...

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh chlamydia

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ. Ở...

Tại sao vẫn có thể thụ thai trong "ngày đèn đỏ"?

Sự thụ thai diễn ra khi người phụ nữ có quan hệ tình dục xung...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Vui lòng đợi...