Các biến chứng nguy hiểm của rau tiền đạo các mẹ nên biết


Rau tiền đạo là gì? Rau tiền đạo là một biến chứng xảy ra ở phụ nữ có thai khi rau thai che phủ lỗ trong cổ tử cung. Trong khi bình thường, rau thai không bám gần cổ tử cung.

rau tiền đạo

Ảnh minh họa: Vị trí bám bình thường của rau thai

Rau tiền đạo gây ra chảy máu âm đạo nặng

Rau tiền đạo dễ xảy ra ở những phụ nữ:

  • Sinh mổ nhiều hơn một lần
  • Có rau tiền đạo trong lần mang thai trước

Những yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ bị rau tiền đạo là:

  • Hút thuốc
  • Đã sinh một vài lần trước đó
  • Đa thai (thai đôi hoặc nhiều hơn)

Các triệu chứng của rau tiền đạo là gì? Phần lớn phụ nữ mang thai có rau tiền đạo sẽ bị rỉ máu từ âm đạo. Trong một số trường hợp, tử cung có thể co thắt lại; các bác sĩ gọi đó là “cơn co tử cung”. Họ có thể cảm thấy bụng mình cứng lại trong cơ co tử cung.

Một số người lại không hề có bất kỳ triệu chứng nào của rau tiền đạo

Có xét nghiệm nào để kiểm tra rau tiền đạo không? Có. Bác sĩ hoặc hộ sinh có thể sẽ chỉ định bạn làm “siêu âm”. Đây là một test chẩn đoán hình ảnh, nó tạo ra các hình ảnh của đứa trẻ ở bên trong cơ thể người mẹ; đồng thời nó cũng có thể ghi lại hình ảnh của rau thai.

Tôi có nên đi gặp bác sĩ hoặc điều dưỡng không? Nếu bạn đang mang thai và bị rỉ máu âm đạo, hãy gọi ngay cho bác sĩ, điều dưỡng, hoặc hộ sinh.

Rau tiền đạo được điều trị như thế nào? Bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên quan hệ; vì quan hệ tình dục có thể làm cho rau tiền đạo chảy máu. Việc đưa bất kỳ vật gì vào sâu trong âm đạo đều có thể làm cho rau tiền đạo chảy máu.

Việc điều trị phụ thuộc vào triệu chứng của bạn và thời gian mà bạn mang thai. Nếu rau tiền đạo không gây chảy máu, bạn có thể sẽ cần siêu âm vài tuần một lần để kiểm tra. Rau tiền đạo đôi khi có thể di chuyển về vị trí bình thường. 

Nếu rau tiền đạo đang chảy máu, ngay cả khi chỉ chảy một ít, bạn cũng có thể cần phải nằm điều trị tại bệnh viện ngay lập tức. Các bác sĩ sẽ:

  • Kiểm tra nhịp tim và huyết áp của bạn, đồng thời kiểm tra nhịp tim của thai.
  • Kiểm tra số lượng máu chảy từ âm đạo
  • Truyền dịch cho bạn qua đường truyền tĩnh mạch. Dịch truyền sẽ giúp bạn giữ cho dòng máu và huyết áp ở mức bình thường nhất có thể.

Nếu bạn bị chảy máu nặng và không giảm, bác sĩ sẽ:

  • Truyền máu cho bạn
  • Chỉ định sinh mổ, ngay cả khi đứa trẻ còn nhỏ.

Phần lớn những phụ nữ mang thai bị rau tiền đạo không cần phải sinh trong lần đầu tiên bị chảy máu. Một số người cần phải ở trong bệnh viện cho đến khi họ sinh em bé, nhưng một số  khác lại có thể về nhà sau khi máu đã ngừng chảy. Trong khi ở bệnh viện, bác sĩ hoặc hộ sinh có thể sẽ kê cho bạn:

  • Viên sắt, nếu bạn mất nhiều máu
  • Các thuốc steroid: những thuốc này sẽ giúp cho phổi của trẻ phát triển nhanh hơn, và sẵn sàng hô hấp trong trường hợp nó bị sinh sớm hơn. Bạn có thể không cần những thuốc này nếu bạn đã mang thai được 34 tuần hoặc lâu hơn hoặc không có triệu chứng nào. Những steroid này  không giống với loại mà các vận động viên điền kinh sử dụng để tăng cường khối cơ.
  • Tiêm một liều “globulin miễn dịch Rh” nếu bạn mang nhóm máu Rh âm (có nghĩa là các tế bào máu của bạn không có một loại protein có tên là “yếu tố Rh”)

Nếu rau tiền đạo không khỏi, bác sĩ sẽ chỉ định bạn sinh mổ khoảng một tháng trước ngày sinh dự kiến. Đó là vì việc chuyển dạ và sinh đường âm đạo trong trường hợp có rau tiền đạo sẽ gây ra chảy máu nặng. Điều này có thể gây nguy hiểm cho cả bạn và thai nhi.

Thủy Ngô

Cử nhân tiên tiến, Đại học Y Hà Nội

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: Rau tiền đạo biến chứng rau tiền đạo triệu chứng rau tiền đạo chữa rau tiền đạo


Huỳnh Thị Phương

189 Đường Lê Văn Việt , Phường Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Seng Shay Way

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Chow Kah Kiong

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Jazlan Joosoph

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Trần Thị Kim Xuyến

Số 3, Đường 17A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
Chuyên: Sản Phụ Khoa

9 dấu hiệu báo động “vùng kín” có vấn đề

Đôi khi, “vùng kín” có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ...

Chứng trào ngược acid dạ dày khi mang thai

Trào ngược acid dạ dày là gì? - Trào ngược acid dạ dày- thực quản là...

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh chlamydia

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ. Ở...

Tại sao vẫn có thể thụ thai trong "ngày đèn đỏ"?

Sự thụ thai diễn ra khi người phụ nữ có quan hệ tình dục xung...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Vui lòng đợi...