Các cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung


  1. Đời sống vợ chồng chung thủy

Việc tuân thủ đời sống vợ chồng chung thủy từ cả vợ và chồng là điều kiện cần thiết để tránh lây lan các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, trong đó có lây lan HPV – tác nhân chính gây ung thư cổ tử cung.

  1. An toàn tình dục

Virus HPV lây truyền chủ yếu qua đường tình dục: qua các vết trầy xước, vết loét tại cổ tử cung, âm hộ, âm đạo qua tiếp xúc sinh dục – sinh dục; tay – sinh dục; miệng – sinh dục nên việc vệ sinh tốt trước, trong và sau khi quan hệ, chủ động sử dụng bao cao su sẽ giúp phụ nữ tránh yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung.

  1. Không hút thuốc lá

Khói thuốc là làm tăng nguy cơ phát triển của các bệnh ung thư, trong đó có ung thư cổ tử cung. Những phụ nữ có hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc thụ động có sức đề kháng giảm sút hơn so với những phụ nữ không tiếp xúc với khói thuốc lá. Hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho nhiễm HPV kéo dài, từ đó gây ung thư cổ tử cung.

  1. Khám phụ khoa định kì

Việc khám phụ khoa và làm xét nghiệm tế bào âm đạo (Pap smear) định kì là một trong những biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung hữu hiệu nhất tính đến nay. Việc chẩn đoán và phát hiện sớm sẽ giúp phụ nữ điều trị kịp thời, có hiệu quả với những tổn thương tiền ung thư. Xét nghiệm tế bào âm đạo (Pap smear) dễ thực hiện, nhanh chóng, không đắt đỏ và có thể thực hiện tại bất kì cơ sở y tế có chuyên khoa Phụ sản nào. Do đó phụ nữ không nên bỏ qua phương pháp hiệu quả và kinh tế này.

  1. Tiêm vắc xin ngừa HPV gây ung thư cổ tử cung

Tiêm vắc xin sẽ giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện và tiêu diệt virus HPV trước khi virus xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Vắc xin ngừa HPV chỉ yếu phòng ngừa nhiễm týp HPV gây ung thư cổ tử cung (týp 16, 18) và phòng ngừa cả mụn cóc sinh dục (týp 6, 11). Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, thời điểm hiệu quả nhất để tiêm phòng cho bé gái và phụ nữ trẻ là trước khi họ bắt đầu có quan hệ tình dục. Hai vắc xin phòng HPV hiện đang có tại Việt Nam là Gardasil và Cervarix. Tiêm vắc xin HPV gồm 3 liều, trong đó liều thứ hai tiêm 2 tháng sau liều 1 và liều thứ ba tiêm 6 tháng sau liều 1. Không tiêm cho phụ nữ mang thai, đang bị bệnh nặng hoặc dị ứng với các thành phần của vắc xin. Cần chú ý là việc tiêm phòng không thể thay thế cho việc khám sàng lọc định kỳ. Phụ nữ nên đến trung tâm y tế dự phòng tại địa phương để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể cách tiêm phòng HPV.

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: ung thư cổ tử cung HPV vắc xin Pap smear tình dục phụ khoa


Lê Thị Yến

522-524 Nguyễn Chí Thanh, P.7, Q.10, TP.HCM
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Chow Kah Kiong

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Cordelia Han Chih Chih

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Nhà 105 - Khu Bộ đội Thông tin - Số 8B Vũ Thạnh - Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội
Chuyên: Hiếm Muộn, Siêu Âm Thai, Sản Phụ Khoa

Lee I Wuen

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

9 dấu hiệu báo động “vùng kín” có vấn đề

Đôi khi, “vùng kín” có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ...

Chứng trào ngược acid dạ dày khi mang thai

Trào ngược acid dạ dày là gì? - Trào ngược acid dạ dày- thực quản là...

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh chlamydia

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ. Ở...

Tại sao vẫn có thể thụ thai trong "ngày đèn đỏ"?

Sự thụ thai diễn ra khi người phụ nữ có quan hệ tình dục xung...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Vui lòng đợi...