Cách phòng tránh nhiễm trùng trong quá trình mang thai
Phụ nữ có thai nên phòng tránh nhiễm trùng vì chúng có thể:
-
Trở nên nghiêm trọng ở phụ nữ có thai hơn những người không mang thai
-
Chuyển sang ảnh hưởng đến thai nhi
-
Gây ra những vấn đế nghiêm trọng cho đứa trẻ sau khi sinh
Phụ nữ có thai có thể bị nhiễm trùng từ những nguồn khác nhau như những người khác, từ người khác, động vật, muỗi và các thực phẩm đóng hộp.
Rất nhiều loại nhiễm trùng có thể gây ra những vấn đề sức khỏe cho bà mẹ và đứa trẻ. Một vài loại nghiêm trọng được liệt kê dưới đây:
-
Vi-rút Parvo, cũng được gọi là “bệnh thứ năm”, có thể lây lan từ người sang người. Gây ra tình trạng phát ban ở mặt, má, lưng, tay và chân; đau khớp và đau người. Nếu bạn ở xung quanh những người mang vi-rút Parvo hãy báo với bác sỹ, họ sẽ làm xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng.
-
Vi-rút Cytomegalo hay còn được gọi là CMV có thể lây lan qua đường tình dục, nước bọt, nước tiểu và các dịch tiết khác của cơ thể. Nó gây ra sốt, viêm họng, đau người. Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bạn có các triệu chứng trên để họ làm xét nghiệm máu kiểm tra vi-rút CMV.
-
Toxoplasmosis: Có thể nhiễm vi-rút này qua ăn thịt chưa chin hoặc chạm vào phân mèo khi thay chuồng mèo. Toxoplasmosis thường không gây triệu chứng ở người lớn.
-
Listeria: Có thể gây sốt, ớn lạnh và đau lưng. Có thể nhiễm trùng do ăn thực phẩm ươn (do đôi khi rất khó để xác định thực phẩm đã ươn hay chưa). Do đó các bác sỹ khuyến cáo phụ nữ có thai tránh các thực phẩm đóng hộp. Hãy hỏi bác sỹ loại thức ăn nào nên tránh.
Vắc xin là cách điều trị dựa trên ngăn ngừa các nhiễm trùng nghiêm trọng và gây tử vong. Một vài vắc xin an toàn trong suốt quá trình mang thai, bao gồm các vắc xin phòng bệnh:
-
Cúm: gây sốt, ớn lạnh, đau cơ, ho và viêm họng. Người lớn nên tiêm vắc xin cúm hằng năm.
-
Bạch hầu, ho gà, uốn ván. Uốn ván gây ra tình trạng cơ hoạt động bất thường. Bạch hầu gây ra một lớp dày ở phía sau họng gây ra các vấn đề về thở. Ho gà gây ra tình trạng ho nghiêm trọng. Tất cả các phụ nữ có thai nên tiêm vắc xin bạch hâu, ho gà, uốn ván vào tuần thứ 27 và 36 của quá trình mang thai thạm chí là trước đó.
Bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng bằng nhiều cách:
-
Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi chuẩn bị đồ ăn. Rửa tay sau khi sử dụng phòng tắm, thay bỉm, làm vườn hoặc tiếp xúc với động vật.
-
Tránh chia sẻ đồ ăn, nước uống và đồ dùng gia đình với người khác
-
Tập trung vào an toàn thực phẩm
-
Tránh bị muỗi đốt bằng cách sử dụng bình xịt côn trùng, mặc quần áo dài, ở trong nhà lúc chạng vạng.
-
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
-
Tránh đi du lịch đến những đất nước có thể mắc những nhiễm trùng nghiêm trọng.
-
Tránh tiếp xúc với dơi, chuột
-
Tránh thay chuồng mèo, nếu phải thay hãy đeo găng tay và rửa tay sau đó
-
Đảm bảo thành viên gia đình cập nhật lịch tiêm chủng vắc xin để giữ sức khỏe ổn định.
Cách tốt nhất để rửa tay là:
-
Làm ẩm tay và cho xà phòng vào.
-
Chà 2 tay từ 15 – 30 giây. Đảm bảo rửa sạch cổ tay, ngón tay và các kẽ ngón tay.
-
Rửa sạch tay
-
Làm khô tay với giấy sạch và vứt đi.
Nếu không có bồn rửa tay, bạn có thể rửa tay với gel rửa tay có chứa cồn.
Cách điều trị nhiễm trùng tùy thuộc vào:
-
Loại nhiễm trùng
-
Nguy cơ nhiễm trùng có thể đe dọa sức khỏe thai phụ
-
Nguy cơ nhiễm trùng có thể đe dọa sức khỏe thai nhi
Nếu bạn bị nhiễm trùng, hãy trao đổi với bác sỹ để có phương pháp điều trị tốt nhất.
Cách phòng tránh nhiễm trùng trong quá trình mang thai
Phụ nữ có thai nên phòng tránh nhiễm trùng vì chúng có thể:
-
Trở nên nghiêm trọng ở phụ nữ có thai hơn những người không mang thai
-
Chuyển sang ảnh hưởng đến thai nhi
-
Gây ra những vấn đế nghiêm trọng cho đứa trẻ sau khi sinh
Phụ nữ có thai có thể bị nhiễm trùng từ những nguồn khác nhau như những người khác, từ người khác, động vật, muỗi và các thực phẩm đóng hộp.
Rất nhiều loại nhiễm trùng có thể gây ra những vấn đề sức khỏe cho bà mẹ và đứa trẻ. Một vài loại nghiêm trọng được liệt kê dưới đây:
-
Vi-rút Parvo, cũng được gọi là “bệnh thứ năm”, có thể lây lan từ người sang người. Gây ra tình trạng phát ban ở mặt, má, lưng, tay và chân; đau khớp và đau người. Nếu bạn ở xung quanh những người mang vi-rút Parvo hãy báo với bác sỹ, họ sẽ làm xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng.
-
Vi-rút Cytomegalo hay còn được gọi là CMV có thể lây lan qua đường tình dục, nước bọt, nước tiểu và các dịch tiết khác của cơ thể. Nó gây ra sốt, viêm họng, đau người. Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bạn có các triệu chứng trên để họ làm xét nghiệm máu kiểm tra vi-rút CMV.
-
Toxoplasmosis: Có thể nhiễm vi-rút này qua ăn thịt chưa chin hoặc chạm vào phân mèo khi thay chuồng mèo. Toxoplasmosis thường không gây triệu chứng ở người lớn.
-
Listeria: Có thể gây sốt, ớn lạnh và đau lưng. Có thể nhiễm trùng do ăn thực phẩm ươn (do đôi khi rất khó để xác định thực phẩm đã ươn hay chưa). Do đó các bác sỹ khuyến cáo phụ nữ có thai tránh các thực phẩm đóng hộp. Hãy hỏi bác sỹ loại thức ăn nào nên tránh.
Vắc xin là cách điều trị dựa trên ngăn ngừa các nhiễm trùng nghiêm trọng và gây tử vong. Một vài vắc xin an toàn trong suốt quá trình mang thai, bao gồm các vắc xin phòng bệnh:
-
Cúm: gây sốt, ớn lạnh, đau cơ, ho và viêm họng. Người lớn nên tiêm vắc xin cúm hằng năm.
-
Bạch hầu, ho gà, uốn ván. Uốn ván gây ra tình trạng cơ hoạt động bất thường. Bạch hầu gây ra một lớp dày ở phía sau họng gây ra các vấn đề về thở. Ho gà gây ra tình trạng ho nghiêm trọng. Tất cả các phụ nữ có thai nên tiêm vắc xin bạch hâu, ho gà, uốn ván vào tuần thứ 27 và 36 của quá trình mang thai thạm chí là trước đó.
Bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng bằng nhiều cách:
-
Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi chuẩn bị đồ ăn. Rửa tay sau khi sử dụng phòng tắm, thay bỉm, làm vườn hoặc tiếp xúc với động vật.
-
Tránh chia sẻ đồ ăn, nước uống và đồ dùng gia đình với người khác
-
Tập trung vào an toàn thực phẩm
-
Tránh bị muỗi đốt bằng cách sử dụng bình xịt côn trùng, mặc quần áo dài, ở trong nhà lúc chạng vạng.
-
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
-
Tránh đi du lịch đến những đất nước có thể mắc những nhiễm trùng nghiêm trọng.
-
Tránh tiếp xúc với dơi, chuột
-
Tránh thay chuồng mèo, nếu phải thay hãy đeo găng tay và rửa tay sau đó
-
Đảm bảo thành viên gia đình cập nhật lịch tiêm chủng vắc xin để giữ sức khỏe ổn định.
Cách tốt nhất để rửa tay là:
-
Làm ẩm tay và cho xà phòng vào.
-
Chà 2 tay từ 15 – 30 giây. Đảm bảo rửa sạch cổ tay, ngón tay và các kẽ ngón tay.
-
Rửa sạch tay
-
Làm khô tay với giấy sạch và vứt đi.
Nếu không có bồn rửa tay, bạn có thể rửa tay với gel rửa tay có chứa cồn.
Cách điều trị nhiễm trùng tùy thuộc vào:
-
Loại nhiễm trùng
-
Nguy cơ nhiễm trùng có thể đe dọa sức khỏe thai phụ
-
Nguy cơ nhiễm trùng có thể đe dọa sức khỏe thai nhi
Nếu bạn bị nhiễm trùng, hãy trao đổi với bác sỹ để có phương pháp điều trị tốt nhất.
(Biên dịch: Cấn Thị Hoa - Cử nhân điều dưỡng tiên tiến K1 - ĐH Y Hà Nội)