Cho con bú đúng cách


Khi nào tôi nên bắt đầu cho con bú?

Hầu hết các phụ nữ bắt đầu cho con bú ngay trong phòng hậu sản. Các bà mẹ nên bắt đầu cho còn bú trong vài giờ đầu sau sinh. Đối với những ngày đầu, hầu hết chỉ có một lượng nhỏ sữa màu vàng trong gọi là “sữa non”. Sữa non có tất cả các chất dinh dưỡng mà trẻ sơ sinh cần. Các bà mẹ thường bắt đầu tiết nhiều sữa hơn sau khoảng 2 – 3 ngày.

Tư thế cho con bú như thế nào?

Có rất nhiều cách khác nhau để giữ trẻ trong khi cho bú (Hình 1). Bạn có thể thử những tư thế khác nhau để tìm ra cách hiệu quả nhất cho bạn và trẻ.

các tư thế cho bé bú

Hình 1: Các tư thế cho trẻ bú

Tư thế ngậm ty đúng cách là như thế nào?

Tư thế ngậm ty đúng cách là khi trẻ ngậm chặt miệng vào đầu vú và quầng vú (vùng da sẫm  màu xung quanh đầu vú) (Hình 2). Tư thế ngậm vú đúng sẽ giúp trẻ bú đủ sữa và có thể giúp núm vú mẹ đỡ đau. Nhưng thậm chí khi trẻ bú đúng, mẹ cũng có thể đau một chút khi mới bắt đầu cho bú.

tư thế ngậm ti đúng cách

Hình 2: Tư thế ngậm ty đúng cách

Nên cho bú bao nhiêu lần và mỗi lần nên kéo dài bao lâu?

Các bà mẹ nên cho bú khi trẻ có các dầu hiệu đói. Một đứa trẻ có thể có các biểu hiện sau khi đói:

  • Tỉnh ngủ
  • Di chuyển đầu xung quanh như thể đang tìm vú mẹ
  • Bú mút tay, môi hoặc lưỡi của chính trẻ.

Mỗi trẻ có giờ giấc cũng như thời gian bú khác nhau. Ví dụ, một vài trẻ bú trong khoảng 5 phút, trong khi một số khác có thể bú 20 phút hoặc dài hơn.

Các bác sỹ khuyến khích các bà mẹ cho con bú bằng một bên trong mỗi lần cho bú để trẻ bú hết toàn bộ lượng sữa bên bầu vú đó. Sau đó, nếu trẻ vẫn muốn bú thì chuyển sang bên kia.

Làm thế nào để biết trẻ đã bú đủ hay chưa?

Bạn có thể nhận biết trẻ đã bú đủ hay chưa bằng các cách sau:

  • Kiểm tra bỉm của trẻ: Khoảng ngày thứ 4 hoặc thứ 5 sau sinh, trẻ sẽ dùng hết khoảng 6 cái bỉm/ngày
  • Kiểm tra việc đại tiện của trẻ: Khoảng ngày thứ 4 sau sinh, trẻ có thể đại tiện 4 lần hoặc nhiều hơn trong 1 ngày. Đến ngày thứ 5, phân của trẻ nên có màu vàng.
  • Kiểm tra xem trẻ có tăng cân không

Có cần cho trẻ ăn thêm bất kỳ thức ăn hay nước uống không?

Trong 6 tháng đầu, hầu như trẻ chỉ cần bú sữa mẹ. Nhưng bác sỹ cũng có thể yêu cầu dùng thêm một số loại vitamin cho trẻ.

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, trẻ có thể bắt đầu ăn và uống thêm các loại thức ăn khác. Hãy hỏi bác sỹ loại thức ăn nào nên cho trẻ ăn.

Những vấn đề gì có thể xảy ra trong khi cho trẻ bú?

Một số bà mẹ có thể gặp các vấn đề sau:

  • Sưng, cương và đau vú
  • Đau và nứt núm vú
  • Nhiễm trùng vú và núm vú
  • Tắc sữa có thể gây đỏ và đau các hạch ở vú.

Các vấn đề này có thể điều trị như thế nào?

Các vấn đề gặp phải trong quá trình cho bú có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Việc điều trị phụ thuộc vào vấn đề là gì. Ví dụ, những người bị sưng, cương và đau vú thường cảm thẩy đỡ hơn nếu:

  • Vắt sữa ra bằng tay hoặc dùng máy hút sữa (Hình 3)
  • Chườm túi đá hoặc dùng thuốc giảm đau
  • Tắm nước nóng để kích thích cho dòng sữa chảy ra

Hãy nói với bác sỹ nếu bạn có bất kỳ vấn đề bất thường nào trong thời kỳ cho con bý. Hầu hết các vấn đề này có thể điều trị được. 

cách vắt sữa bằng tay

Hình 3: Cách vắt sữa bằng tay

Tôi có nên đến gặp bác sỹ hoặc điều dưỡng không?

Hãy gọi cho bác sỹ hoặc điều dưỡng nếu:

  • Vấn đề về tắc sữa không tiến triển tốt lên
  • Sốt và vú cương, đỏ và sưng
  • Núm vú chảy máu
  • Đau trong suốt quá trình cho bú

Tôi có nên ăn hoặc uống nhiều hơn khi cho con bú không?

Có. Các bà mẹ nên ăn thêm calo và hãy đảm bảo là uống đủ nước. Hãy hỏi bác sỹ về các loại vitamin nào bạn nên dùng, hoặc các thức ăn hoặc thuốc mà bạn nên tránh.

Khi nào tôi nên ngừng cho bú?

Mỗi phụ nữ chọn thời điểm ngừng cho bú khác nhau và vì những lý do khác nhau. Nhưng bác sỹ không khuyến khích việc ngừng cho bú trong 1 lần. Thay vào đó, khi bạn quyết định ngừng cho trẻ bú, bạn có thể bỏ cho bú mỗi 2 đến 5 ngày, hoặc giảm thời gian cho bú.

(Biên dịch: Dương Thùy Linh - Cử nhân điều dưỡng tiên tiến K1 - ĐH Y Hà Nội)

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: cho con bú sữa mẹ trẻ sơ sinh điều dưỡng ngậm đúng cách


Watt Wing Fong

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Huỳnh Thị Phương

189 Đường Lê Văn Việt , Phường Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Hồ Thị Hải

6 Nguyễn Văn Mai, P. 8, Q. 3
Chuyên: Sản Phụ Khoa, Nội Khoa, Nhi Khoa

Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Nhà 105 - Khu Bộ đội Thông tin - Số 8B Vũ Thạnh - Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội
Chuyên: Hiếm Muộn, Siêu Âm Thai, Sản Phụ Khoa

Phan Thị Hồng Oanh

142 Nguyễn Oanh phường 17 - Gò Vấp - Tp Hồ Chí Minh .
Chuyên: Sản Phụ Khoa

9 dấu hiệu báo động “vùng kín” có vấn đề

Đôi khi, “vùng kín” có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ...

Chứng trào ngược acid dạ dày khi mang thai

Trào ngược acid dạ dày là gì? - Trào ngược acid dạ dày- thực quản là...

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh chlamydia

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ. Ở...

Tại sao vẫn có thể thụ thai trong "ngày đèn đỏ"?

Sự thụ thai diễn ra khi người phụ nữ có quan hệ tình dục xung...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Vui lòng đợi...