Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữ mang thai và đứa bé?


Tất cả các tế bào trong cơ thể cần đường để có thể hoạt động một cách bình thường. Đường đi vào trong tế bào nhờ sự giúp đỡ của một loại hormone có tên là insulin. Nếu không có đủ insulin, hoặc cơ thể ngừng đáp ứng với insulin, đường sẽ tích tụ lại trong máu. Đó là những gì xảy ra trong cơ thể những người bị đái tháo đường.

tiểu đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là một dạng thái tháo đường ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Nó xảy ra là do khi mang thai cơ thể người phụ nữ sẽ tăng nhu cầu insulin, nhưng không phải lúc nào cơ thể cũng có thể sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu đó.

Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữ mang thai và đứa bé? Nó có thể làm cho đứa trẻ quá to (nặng hơn 9 pounds). Và đó chính là vấn đề, vì khi đứa trẻ quá to sẽ gây đau cho mẹ nếu nó không thể đi qua âm đạo một cách dễ dàng. Thai to cũng gây ảnh hưởng đến cơ thể người mẹ trong khi sinh. Đôi khi, đứa trẻ quá to không thể sinh đường âm đạo và người mẹ cẩn phải được sinh mổ.

Đái tháo đường thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ khiến người mẹ gặp phải một vấn đề đe dọa đến tính mạng trong quá trình mang thai gọi là “tiền sản giật” (tiền sản giật gây tăng huyết áp, và nhiều vấn đề khác)

Tôi có thể bị đái thái đường thai kỳ trong quá trình mang thai không? Thật khó để dự đoán trước những phụ nữ nào sẽ mắc đái tháo đường thai kỳ. Nhưng một số người lại dễ bị hơn những người khác, đó là:

  • Đã từng bị đái tháo đường trước đó
  • Thừa cân
  • Trong gia đình có người bị đái tháo đường
  • Trên 25 tuổi

Một số thói quen có thể làm giảm nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ của bạn. Những thói quen đó bao gồm: ăn một chế độ ăn khỏe mạnh, tập thể dục thường xuyên, và không hút thuốc

Tôi sẽ được làm xét nghiệm để kiểm tra đái tháo đường thai kỳ đúng không? Đúng vậy. Tất cả phụ nữ có thai sẽ được xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ.

Hầu hết phụ nữ mang thai nên được làm xét nghiệm khi thai được khoảng 6 hoặc 7 tháng tuổi (tương đương với 24 đến 28 tuần thai). Nhưng những người có nguy cơ mắc đái tháo đường cao thì cần phải được làm xét nghiệm sớm hơn trong quá trình mang thai.

Có một số cách để kiểm tra đái tháo đường. Cách phổ biến hiện nay là bạn sẽ được uống một cốc nước ngọt đặc biệt. Sau đó, một giờ hoặc lâu hơn sau khi uống, bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ lấy một mẫu máu của bạn. Bằng cách đó họ có thể biết đường huyết của bạn cao như thế nào sau khi bạn đã ăn đường.

Đái tháo đường thai kỳ được điều trị như thế nào? Để điều trị đái tháo đường thai kỳ, bạn sẽ cần phải kiểm tra đường huyết thường xuyên. Đây là việc bạn có thể tự làm được bằng một loại máy kiểm tra đường huyết rất dễ sử dụng.

cách đo và theo dõi đường huyêt thời kì mang thai

Ảnh minh họa: Cách đo và theo dõi đường huyết tại nhà

Hầu hết những phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ có thể kiểm soát đường huyết bằng việc thay đổi chế độ ăn. Một vài người thì cần tiêm insulin hoặc dùng các thuốc điều trị đái tháo đường khác.

Tôi nên thay đổi chế độ ăn của mình như thế nào? Các chuyên gia dinh dưỡng có thể nói cho bạn biết cách thay đổi chế độ ăn như thế nào. Mỗi người lại khác nhau một chút, nên không có một chế độ ăn nào là phù hợp với tất cả mọi người. Nhưng cho dù là như vậy, thì phần lớn những phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường nên:

  • Tránh đồ ngọt và béo
  • Chọn bánh mỳ và cơm làm hoàn toàn từ các loại ngũ cốc.

Tôi có nên tập thể dục không? Bạn không cần phải tập thể dục để điều trị đái tháo đường thai kỳ. Nhưng sống năng động sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết. Nếu bạn đã tập thể dục, hãy tiếp tục duy trì việc đó. Nếu bạn vẫn chưa tập và muốn bắt đầu thì hãy hỏi bác sĩ hoặc điều dưỡng xem loại hình thể dục nào là an toàn cho bạn.

Tôi có nên đi gặp bác sĩ thường xuyên không? Những phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ nên đi gặp bác sĩ thường xuyên hơn những phụ nữ mang thai khác. Số lần gặp bác sĩ sẽ phụ thuộc vào tình trạng của bạn trong mỗi lần gặp và việc bạn có sử dụng insulin hay không. Trong những lần gặp đó, bác sĩ sẽ:

  • Kiểm tra thai nhi
  • Hỏi về chế độ ăn của bạn
  • Kiểm tra để biết chắc rằng đường huyết của bạn đang ở trong giới hạn bình thường
  • Điều chỉnh liều insulin (nếu bạn đang dùng insulin)

Tôi có thể sinh con một cách bình thường không? Nếu đường huyết của bạn đã ở gần mức bình thường, bạn sẽ có cơ hội sinh đứa trẻ một cách bình thường. Trong khi sinh, bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ luôn kiểm tra đường huyết của bạn để đảm bảo nó không tăng quá cao

Điều gì sẽ xảy ra sau khi tôi sinh con? Bệnh đái tháo đường của bạn có thể sẽ tự khỏi và đường huyết của bạn có thể sẽ trở về bình thường. Nếu bạn đã sử dụng insulin, có thể bạn sẽ không cần dùng nó nữa. Nhưng thậm chí là như vậy, thì bác sĩ hoặc điều dưỡng cũng nên kiểm tra đường huyết của bạn để biết chắc rằng nó đã trở về mức bình thường và ổn định ở mức đó. Những người phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ rất cao bị đái tháo đường thông thường về sau. Do đó, bạn nên kiểm tra đái tháo đường vài năm một lần trong suốt quãng đời còn lại của mình.

Thủy Ngô

Cử nhân tiên tiến, Đại học Y Hà Nội

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: đái tháo đường tiểu đường đái tháo đường khi mang thai tiểu đường khi mang thai đái tháo đường thai kỳ tiểu đường thai kỳ trình mang thường xuyên hoặc điều điều dưỡng đường huyết cách bình thường tháo đường thai trình mang thai hoặc điều dưỡng


Nguyễn Xuân Vinh

006 Tòa Nhà H1 Đường Hoàng Diệu, P. 9, Q. 4, TP.HCM
Chuyên: Nội Khoa

Hồ Thị Hải

6 Nguyễn Văn Mai, P. 8, Q. 3
Chuyên: Sản Phụ Khoa, Nội Khoa, Nhi Khoa

Nguyễn Đình Vinh

969 Nguyễn Kiệm, P. 3, Q. Gò Vấp, Hồ Chí Minh
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Nguyễn Quang Nghĩa

Tân Phú Long An
Chuyên: Nội Khoa

Châu Trần Phương Tuyến

3/7 A Chánh Hưng, Phường 4, Quận 8, TP.Hồ Chí Minh
Chuyên: Cơ Xương Khớp , Nội Khoa

9 dấu hiệu báo động “vùng kín” có vấn đề

Đôi khi, “vùng kín” có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ...

Chứng trào ngược acid dạ dày khi mang thai

Trào ngược acid dạ dày là gì? - Trào ngược acid dạ dày- thực quản là...

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh chlamydia

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ. Ở...

Tại sao vẫn có thể thụ thai trong "ngày đèn đỏ"?

Sự thụ thai diễn ra khi người phụ nữ có quan hệ tình dục xung...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Vui lòng đợi...