Đau bụng kinh


Một số bệnh có thể gây nên tình trạng đau dữ dội trong lúc hành kinh. Thường gặp nhất là lạc nội mạc tử cung. Trong trường hợp này, các mô mà đáng lẽ ra chỉ được phát triển trong tử cung, thì lại phát triển bên ngoài tử cung.

đau bụng kinh


Như thế nào là đau bụng kinh? --- Phụ nữ đau bụng kinh thường đau thắt ở vùng bụng dưới. Những cơn đau thắt này có thể nhẹ hoặc nặng. Bạn cũng có thể đau ở lưng hoặc đùi. Những cơn đau này thường bắt đầu khi bạn bị hành kinh hoặc ngay trước khi bị hành kinh.
Một số người có thể bị:

  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Chướng bụng

Làm gì để giảm bớt cơn đau? --- Bạn có thể áp dụng các cách sau:

  • Sử dụng các thuốc giảm đau như Ibuprofen và Naproxem. Sử dụng sớm khi các biểu hiện của hành kinh bắt đầu. Uống trong khoảng 2 – 3 ngày.
  • Chườm nóng lên vùng bụng dưới
  • Tập thể dục nhẹ nhàng

Có cần đến gặp bác sỹ không? --- Bạn nên đến gặp bác sỹ trong trường hợp:

  • Đau dữ dội
  • Thuốc giảm đau không có tác dụng
  • Thời kỳ trước và sau hành kinh bạn vẫn bị đau

Đau bụng kinh

Tôi có nên làm xét nghiệm gì không? --- Bác sỹ sẽ quyết định xem xét nghiệm nào bạn cần làm, dựa vào tuổi, các triệu chứng và tình trạng cá nhân của bạn.
Hầu hết các trường hợp chỉ cần thăm khám lâm sàng. Bác sỹ sẽ kiểm tra kích thước và hình dạng của âm đạo, cổ tử cung, tử cung và buồng trứng (Hình 1). Nếu kết quả thăm khám không bình thường hoặc thuốc giảm đau không có tác dụng, bác sỹ có thể sẽ yêu cầu thêm các xét nghiệm sau:

  • Siêu âm vùng chậu: Xét nghiệm này sẽ cho hình ảnh của tử cung, buồng trứng và âm đạo giúp xác định xem chúng có bình thường không
  • Các xét nghiệm về các bệnh nhiễm trùng mà bạn có thể mắc do quan hệ tình dục
  • Nội soi: Đây là một hình thức phẫu thuật. Bác sỹ sẽ cho bạn ngủ và cắt một vết nhỏ ngay dưới rốn. Sau đó, họ sẽ dùng một dụng cụ nhỏ, có camera ở đầu để quan sát bên trọng bụng của bạn.

Điều trị đau bụng kinh --- Phụ thuộc vào nguyên nhân. Các biện pháp thông thường bao gồm:

  • Dùng thuốc giảm đau
  • Sử dụng viên uống tránh thai hoặc các loại thuốc tránh thai khác có thành phần là hoocmone.

 (Biên dịch: Dương Thùy Linh – Cử nhân điều dưỡng tiên tiến K1 – ĐH Y Hà Nội)

 

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: đau bụng kinh tử cung co bóp cơn co đau bụng lạc nội mạc tử cung


Phạm Thị Hồng Loan

470/7 Tô Ký, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, HCM
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Lê Thị Yến

522-524 Nguyễn Chí Thanh, P.7, Q.10, TP.HCM
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Trần Thị Kim Xuyến

Số 3, Đường 17A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Nguyễn Đình Vinh

969 Nguyễn Kiệm, P. 3, Q. Gò Vấp, Hồ Chí Minh
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Nông Bích Liên

Số 83 Dốc Phụ Sản, Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội (Bên cạnh PK Hồng Tâm)
Chuyên: Sản Phụ Khoa, Siêu Âm Thai

9 dấu hiệu báo động “vùng kín” có vấn đề

Đôi khi, “vùng kín” có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ...

Chứng trào ngược acid dạ dày khi mang thai

Trào ngược acid dạ dày là gì? - Trào ngược acid dạ dày- thực quản là...

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh chlamydia

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ. Ở...

Tại sao vẫn có thể thụ thai trong "ngày đèn đỏ"?

Sự thụ thai diễn ra khi người phụ nữ có quan hệ tình dục xung...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Vui lòng đợi...