Đình sản nữ (phần 2)


 

ĐÌnh sản nữ (phần 2)

 

b. Mở thành bụng nhỏ

Kỹ thuật này được làm sau khi sinh 1 – 2 ngày trong phòng mổ. Bệnh nhân sẽ được gây mê hoặc gây tê vùng, gây tê tủy sống. Phẫu thuật viên sẽ rạch 1 đường nhỏ (3 – 6 cm) trên da bụng sau đó cắt 1 đoạn vòi tử cung 2 bên. Trong thời kì hậu sản, kỹ thuật này không làm kéo dài thời gian nằm viện của sản phụ.

Thuận lợi của kỹ thuật này là vòi tử cung chắc chắn được làm tắc hoàn toàn, tuy nhiên có điểm bất lợi là cần thêm thuốc giảm đau, thời gian hồi phục lâu hơn và vết mổ lớn hơn so với nội soi ổ bụng.

c. Nội soi buồng tử cung

Thủ thuật này có thể được làm ở phòng khám hoặc phòng mổ, sau khi đã gây tê tại chỗ và an thần. Kỹ thuật Essure sử dụng 1 vòng rất nhỏ được qua cổ tử cung, tử cung đến vòi tử cung. Sau khi vòng đã vào vị trí, mô sẹo phát triển và làm vòi tử cung bị tắc.

Quá trình này cần 1 thời gian nhất định, do đó người phụ nữ sẽ phải sử dụng 1 biện pháp tránh thai trong 3 tháng sau thủ thuật. Khi khám lại, bệnh nhân sẽ được chụp phim tử cung – vòi trứng để kiểm tra xem vòi tử cung đã tắc hoàn toàn chưa. Nếu chưa, người phụ nữ sẽ cần dùng 1 biện pháp tránh thai hỗ trợ thêm 3 tháng nữa và chụp phim lại. Rất hiếm (tỷ lệ <1/1000) xảy ra trường hợp vòi tử cung không tắc sau khi đặt vòng 6 tháng. Việc chụp phim là rất quan trọng để đảm bảo thủ thuật thành công và người phụ nữ không còn khả năng mang thai.

Việc đặt vòng này sẽ dễ dàng hơn khi người phụ nữ sử dụng hormon tránh thai (như viên thuốc tránh thai, thuốc tiêm tránh thai, vòng tránh thai có hormon) trước đó. Trong trường hợp này, thủ thuật có thể được làm vào bất kì thời điểm nào, trừ khi có ra máu âm đạo. Nếu không sử dụng hormon, tốt nhất nên thực hiện sau khi sạch kinh 5 – 10 ngày.

Ưu điểm của kỹ thuật này là người phụ nữ không cần chịu gây mê hoặc dùng thuốc an thần (họ có thể lái xe về nhà ngay) và không phải rạch da. Đồng thời nó rẻ hơn các kỹ thuật khác, nằm viện ngắn hơn, ít biến chứng sau mổ hơn.

Nhược điểm của nó là có tỷ lệ nhỏ vòng không đặt đúng vị trí (<2%), phải sử dụng thêm biện pháp tránh thai trong 3 tháng, phải kiểm tra lại sau khi đặt. Đôi khi có thể đau hạ vị sau khi đặt, nguyên nhân còn chưa rõ.

4. Chăm sóc sau thủ thuật

a. Nội soi ổ bụng và mở thành bụng nhỏ

Người phụ nữ có thể về nhà sau vài giờ. Nếu xuất hiện cảm giác khó chịu và co thắt bụng dưới, bác sĩ có thể kê đơn paracetamol hoặc ibuprofen. Một số bệnh nhân bị đau họng (do đặt ống nội khí quản), đau cổ hoặc vai, ra khí hư hoặc ra máu âm đạo.

Đình sản nữ (phần 2)

Phần lớn phụ nữ có thể đi làm sau vài ngày. Tránh quan hệ tình dục và đưa vật lạ vào âm đạo (tampon, …) trong 2 tuần.

b. Nội soi buồng tử cung

Người phụ nữ có thể lái xe và đi làm ngay. Nếu có sử dụng thuốc an thần, nên có người đưa họ về nhà. Đa số có cảm giác co thắt nhẹ, thường được điều trị bằng thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen. Có thể ra ít khí hư hoặc ra máu âm đạo nhưng không cần điều trị.

Họ cần dùng thêm 1 biện pháp tránh thai hỗ trợ (như thuốc viên, thuốc tiêm, bao cao su, que cấy) cho đến khi chụp tử cung – vòi trứng sau khi đình sản 3 tháng để đảm bảo vòi tử cung tắc hoàn toàn.

5. Sau thủ thuật

a. Biến chứng

Biến chứng của nội soi ổ bụng và mở thành bụng nhỏ khoảng 1/1000. Hay gặp nhất là nhiễm trùng, tổn thương bàng quang và ruột, chảy máu trong ổ bụng và biến chứng của gây mê/gây tê.

Tỷ lệ biến chứng của nội soi buồng tử cung khoảng 0,02/1000. Hay gặp nhất là thủng tử cung, tuy nhiên không cần điều trị và hiếm khi có hậu quả lâu dài.

b. Kinh nguyệt

Không có rối loạn kinh nguyệt hoặc co thắt tử cung sau đình sản. Thực tế, người phụ nữ sau đình sản thường có thời gian ra máu ngắn hơn, lượng máu mất ít hơn, và ít đau bụng kinh hơn. Tuy nhiên, người phụ nữ đã đình sản thường mô tả nhiều dấu hiệu khó chịu trong chu kì kinh nguyệt hơn người không đình sản.

c. Ham muốn tình dục

Đình sản nữ không ảnh hưởng đến ham muốn tình dục.

d. Có thai

ĐÌnh sản nữ (phần 2)

Ít gặp trường hợp đình sản nữ thất bại và người phụ nữ có thai sau đình sản. 1 nghiên cứu theo dõi các phụ nữ đã đình sản sau 8 – 14 năm cho thấy khoảng 1% có thai. Nguy cơ có thai cao hơn ở phụ nữ dưới 30 tuổi và đình sản bằng kẹp vòi tử cung.

Tỷ lệ thất bại của nội soi buồng tử cung cũng ít gặp, khoảng 1%.

Khi người phụ nữ đã đình sản có thai, tỷ lệ thai ngoài tử cung cao hơn so với phụ nữ bình thường. Thai ngoài tử cung có thể gây chảy máu đe dọa tính mạng. Vì thế, một người phụ nữ đã đình sản có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt hoặc nghi ngờ có thai cần đi khám càng sớm càng tốt.

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: đình sản nữ triệt sản nữ thắt ống dẫn trứng nội soi ổ bụng ham muốn tình dục có thai


Watt Wing Fong

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Sheila Loh Kia Ee

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Nhà 105 - Khu Bộ đội Thông tin - Số 8B Vũ Thạnh - Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội
Chuyên: Hiếm Muộn, Siêu Âm Thai, Sản Phụ Khoa

Karolyn Goh Wee Ching

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Nguyễn Hoài Bắc

Số 13,ngõ 124 Minh Khai,Hai Bà Trưng, Hà Nội ( Khu Tổng Công ty lắp máy Việt Nam)
Chuyên: Sản Phụ Khoa, Nam Khoa, Hiếm Muộn

9 dấu hiệu báo động “vùng kín” có vấn đề

Đôi khi, “vùng kín” có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ...

Chứng trào ngược acid dạ dày khi mang thai

Trào ngược acid dạ dày là gì? - Trào ngược acid dạ dày- thực quản là...

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh chlamydia

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ. Ở...

Tại sao vẫn có thể thụ thai trong "ngày đèn đỏ"?

Sự thụ thai diễn ra khi người phụ nữ có quan hệ tình dục xung...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Vui lòng đợi...