Hiểu biết về phương pháp sinh mổ các mẹ nên biết


Sinh mổ là gì? Là một phương pháp mổ để lấy đứa trẻ ra khỏi tử cung của người mẹ.

phương pháp sinh mổ

Nếu bạn đẻ mổ, bạn sẽ được tiêm thuốc tê để không cảm thấy đau. Sau đó, bác sĩ sẽ rạch một đường trên bụng của bạn và lấy đứa trẻ ra khỏi tử cung.

phương pháp sinh thường

Ở Mỹ cứ trong 3 đứa trẻ thì lại có một bé được sinh ra theo cách này. Còn lại, phần lớn trẻ em được sinh ra qua đường âm đạo của người mẹ, người ta gọi đó là “sinh đường âm đạo”.

Tôi sẽ biết trước nếu tôi cần phải sinh mổ chứ? Có thể. Những nguyên nhân chính khiến người phụ nữ phải sinh mổ trước khi chuyển dạ là:

  • Sản phụ đã từng sinh mổ trước đó
  • Đứa trẻ không di chuyển đầu ra trước
  • Đứa trẻ cần phải sinh non nhiều tuần trước ngày dự kiến sinh
  • Thai quá to
  • Người mẹ có bệnh nhiễm trùng như herpes hoặc HIV. Những bệnh này có thể lây truyền sang con trong quá trình sinh đường âm đạo.
  • Thai đôi hoặc nhiều hơn
  • Sản phụ có rau tiền đạo (rau thai là cơ quan vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy đến cho thai nhi và mang các chất thải đi). Trong rau tiền đạo, cơ quan này chặn con đường đến âm đạo, và kết quả là đứa trẻ không thể tự ra khỏi tử cung được

Một số người lại chọn sinh mổ ngay cả khi không cần thiết. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn muốn sinh theo cách này vì phẫu thuật thực sự là mang lại nhiều nguy cơ.

Sinh mổ nên diễn ra vào thời điểm nào? Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên đợi cho đến khi thai được 39 tuần hoặc lâu hơn (quá trình mang thai bình thường kéo dài 40 tuần). Nếu bạn cần phải phẫu thuật trước thời gian đó, bác sĩ có thể sẽ gợi ý bạn làm một xét nghiệm có tên là”chọc ối”. Xét nghiệm này sẽ cho bạn biết phổi của đứa trẻ đã sẵn sàng cho hoạt động hô hấp của nó hay chưa.

Tại sao một số người lại kết thúc cuộc đẻ bằng việc sinh mổ sau khi bắt đầu chuyển dạ? Lý do phổ biến là sự chuyển dạ đó không diễn ra một cách bình thường như:

  • Cơn co tử cung (sự co cứng của tử cung xảy ra trong quá trình chuyển dạ) không đủ mạnh để đẩy đứa bé ra
  • Thai quá to
  • Khung chậu của người mẹ quá nhỏ (khung chậu là tập hợp các xương xung quanh hông và âm đạo)
  • Đứa trẻ đang ở trong tư thế bất thường, ví dụ nằm nghiêng hoặc cằm ra trước

Những lý do khác khiến sản phụ phải mổ đó là:

  • Tính mạng của đứa trẻ đang bị đe dọa, ví dụ: nhịp tim của đứa trẻ quá chậm
  • Tính mạng của người mẹ đang bị đe dọa, ví dụ: đang bị chảy máu quá nhiều

Nếu quá trình chuyển dạ của tôi diễn ra chậm, tôi có cần phải sinh mổ không? Không cần thiết. Đầu tiên, bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn một loại thuốc có tên là oxytocin (tên nhãn hiệu: Pitocin). Loại thuốc này có tác dụng làm tăng cường độ của cơn co tử cung. Nếu sau vài giờ thuốc vẫn không có tác dụng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định mổ.

Sinh mổ được thực hiện như thế nào? Dưới đây là một số bước chính của quá trình sinh mổ:

  • Đầu tiên, bạn sẽ được tiêm thuốc tê để bạn không cảm nhận được những gì xảy ra trong cuộc mổ. Có 2 loại thuốc mê; với loại gây tê vùng bạn vẫn hoàn toàn tỉnh táo, còn với loại gây tê toàn thân thì bạn sẽ chìm vào giấc ngủ.
  • Tiếp theo, bác sĩ sẽ rạch một đường ở phần bụng dưới của bạn. Có 2 cách để rạch:
  • Phần lớn các trường hợp, đường rạch sẽ đi ngang bụng bạn, từ bên này sang bên kia, 1 hoặc 2 inch trên lông mu
  • Nếu bạn đang chảy nhiều máu hoặc đứa trẻ đang gặp nguy hiểm, đường rạch có thể đi từ trên xuống dưới. Kiểu rạch này đôi khi là cách nhanh nhất để lấy đứa trẻ ra
  • Sau khi đã mở bụng, bác sĩ sẽ mở tiếp tử cung và lấy đứa trẻ. Tiếp theo, họ sẽ cắt dây rốn và lấy hết rau thai ra.
  • Cuối cùng, bác sĩ sẽ đóng tử cung và bụng bằng cách khâu nó lại.

Mất bao lâu để tôi hồi phục sau khi phẫu thuật? Trong vòng một vài giờ sau đó, bạn đã có thể đi lại xung quanh, và ăn uống. Phần lớn các bà mẹ sẽ về nhà sau 3 ngày, nhưng sẽ vẫn còn đau một chút. Họ có thể trở lại làm việc sau khoảng 6 tuần

Sinh mổ có gây ra nguy cơ nào không? Có. So với sinh qua đường âm đạo thì sinh mổ sẽ làm tăng nguy cơ :

  • Gây hại cho bàng quang, mạch máu, ruột, và các cơ quan gần đó.
  • Nhiễm trùng
  • Cục máu đông gây tắc mạch
  • Mất thời gian gắn kết giữa mẹ và bé
  • Mất nhiều thời gian để lành vết thương hơn
  • Gặp các vấn đề về rau thai và tử cung trong những lần mang thai tiếp theo
  • Vấn đề về hô hấp cho trẻ, thường diễn ra trong một thời gian ngắn

Bác sĩ có thể giúp bạn xác định những nguy cơ có thể xảy ra với bạn

Tôi sẽ có những triệu chứng nào trong thời gian bình phục? Trong một vài tuần đầu tiên, sẽ là bình thường nếu bạn có những triệu chứng dưới đây:

  • Co thắt nhẹ ở vùng bụng dưới
  • Chảy ít máu và dịch màu vàng từ âm đạo
  • Đau vết mổ

Hãy gọi cho bác sĩ nếu:

  • Sốt trên 38°C hoặc 100.4°F
  • Vết mổ đau nhiều hơn
  • Chảy máu âm đạo nhiều hơn
  • Vết rạch ở bụng đỏ hơn hoặc đau hơn, hoặc chảy máu hoặc chảy dịch

Nếu tôi sinh mổ thì tất cả những lần sinh sau tôi cũng phái sinh mổ đúng không? Không hoàn toàn là như vậy. Ngày nay, rất nhiều phụ nữ sinh đường âm đạo sau khi đã sinh mổ, viết tắt là “VBAC”. Nếu vết cắt ở tử cung của bạn trong lần sinh mổ đầu tiên là vết mổ ngang (thay vì mổ dọc), bạn vẫn có thể sinh đường âm đạo trong lần sinh tiếp theo. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước nếu như bạn muốn thử biện pháp này.

Thủy Ngô

Cử nhân tiên tiến, Đại học Y Hà Nội

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: sinh mổ phương pháp sinh mổ phẫu thuật bình thường thời gian loại thuốc tiếp theo giấc ngủ


Lê Thị Yến

522-524 Nguyễn Chí Thanh, P.7, Q.10, TP.HCM
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Trần Thị Kim Xuyến

Số 3, Đường 17A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Trần Văn Hùng

1E Trường Chinh, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội
Chuyên: Siêu Âm Thai, Sản Phụ Khoa

Ngô Thị Mỹ Phụng

006 Tòa Nhà H1 Đường Hoàng Diệu, P. 9, Q. 4, TP.HCM
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Phan Thị Hồng Oanh

142 Nguyễn Oanh phường 17 - Gò Vấp - Tp Hồ Chí Minh .
Chuyên: Sản Phụ Khoa

9 dấu hiệu báo động “vùng kín” có vấn đề

Đôi khi, “vùng kín” có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ...

Chứng trào ngược acid dạ dày khi mang thai

Trào ngược acid dạ dày là gì? - Trào ngược acid dạ dày- thực quản là...

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh chlamydia

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ. Ở...

Tại sao vẫn có thể thụ thai trong "ngày đèn đỏ"?

Sự thụ thai diễn ra khi người phụ nữ có quan hệ tình dục xung...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Vui lòng đợi...