Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và rối loạn khó chịu tiền kinh nguyệt (PMDD)


hội chứng tiền kinh nguyệt 


Triệu chứng --- PMS và PMDD gây ra các triệu chứng thực thể cũng nhưng các thay đổi về tính khí. Các triệu chứng phổ biến nhất là chướng bụng và cảm thấy mệt mỏi, cáu gắt hoặc lo lắng.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Buồn bã hoặc cảm thấy mất hy vọng, hoặc dễ khóc
  • Tâm trạng thay đổi thất thường
  • Khó tập trung
  • Ăn nhiều hơn bình thường hoặc thèm những loại thức ăn nhất định
  • Ngủ rất nhiều hoặc khó ngủ
  • Ngực căng hoặc đau
  • Đau đầu
  • Đau khớp hoặc đau cơ
  • Tăng cân

Nếu các triệu chứng nặng hơn, bạn có thể gặp khó khăn trong khi làm việc, học hành hoặc giao tiếp với gia đình và bạn bè.


Có xét nghiệm nào giúp chẩn đoán PMS hoặc PMDD không? --- Không. Không có xét nghiệm nào giúp chẩn đoán bệnh. Bác sỹ sẽ hỏi các triệu chứng của bạn và khi nào bạn bắt đầu có triệu chứng. Họ có thể sẽ yêu cầu bạn ghi lại các triệu chứng mỗi ngày trong 2 vòng kinh. 
Để được chẩn đoán PMS hoặc PMDD hay không, bạn phải có các triệu chứng:

  • Chỉ xảy ra khoảng 1 – 2 tuần trước kỳ kinh, và không xảy ra trong khi hành kinh hoặc sau kỳ kinh.
  • Các triệu chứng ảnh hưởng đến cả thực thể và tâm trạng.

hội chứng tiền kinh nguyệt

Tôi có thể làm gì để đỡ khó chịu hơn? --- Bạn có thể:

  • Tập thể dục đều đặn: điều này giúp bạn cảm thấy đỡ buồn và lo lắng hơn.
  • Tìm cách nào để để thư giãn như tập yoga hoặc các bài tập thư giãn.
  • Tránh các thức ăn mặn và ăn nhiều bữa, nếu bạn bị chướng bụng.
  • Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm phi steroid (NSAID) để giảm đau hoặc đau đầu. 

Bạn có thể nghe hoặc đọc ở đâu đó về các loại thuốc đông y hoặc vitamin có thể giúp cải thiện PMS và PMDD. Nhưng bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng chúng.


PMS và PMDD có thể điều trị bằng thuốc không? --- Có. PMS và PMDD có thể được điều trị bằng các thuốc khác nhau, bao gồm:

  • Một nhóm thuốc được gọi là “SSRIs”: đây là các thuốc dùng để điều trị trầm cảm và lo lắng.
  • Viên uống tránh thai: Một số người nhận thấy rằng tình trạng bệnh của họ được cải thiện khi sử dụng các viên uống tránh thai. Có nhiều loại viên uống tránh thai, và các bác sỹ sẽ giúp lựa chọn loại nào phù hợp với bạn.

 (Biên dịch: Dương Thùy Linh – Cử nhân điều dưỡng tiên tiến khóa 1 – ĐH Y Hà Nội)

 

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: Hội chứng tiền kinh nguyệt PMS kinh nguyệt rối loạn khó chịu tiền kinh nguyệt PMDD thay đổi tính khí chướng bụng mệt mỏi cáu gắt lo lắng khó ngủ tăng cân


Trần Thị Kim Xuyến

Số 3, Đường 17A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Nhà 105 - Khu Bộ đội Thông tin - Số 8B Vũ Thạnh - Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội
Chuyên: Hiếm Muộn, Siêu Âm Thai, Sản Phụ Khoa

Koh Gim Hwe

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Trần Văn Tân

33 Nguyễn Huy Lượng, Phường 14, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Joan Thong Pao-Wen

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

9 dấu hiệu báo động “vùng kín” có vấn đề

Đôi khi, “vùng kín” có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ...

Chứng trào ngược acid dạ dày khi mang thai

Trào ngược acid dạ dày là gì? - Trào ngược acid dạ dày- thực quản là...

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh chlamydia

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ. Ở...

Tại sao vẫn có thể thụ thai trong "ngày đèn đỏ"?

Sự thụ thai diễn ra khi người phụ nữ có quan hệ tình dục xung...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Vui lòng đợi...