Mất kinh hoặc kinh nguyệt không đều


Mất kinh hoặc kinh nguyệt không đều

Nguyên nhân của mất kinh hoặc kinh nguyệt không đều --- Có thể do các nguyên nhân sau:

  • Mang thai
  • Hội chứng buồn chứng đa nang (tên tiếng anh là PCOS). Một phụ nữ mắc Hội chứng buồng chứng đa nang, buồng trứng của họ tạo ra quá nhiều hoocmones. Điều này có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và là nguyên nhân của hiện thượng nhiều lông trên mặt, mụn trứng cá và các vấn đề về cân nặng. PCOS là nguyên nhân thường gặp nhất trong các trường hợp mất kinh hoặc kinh nguyệt không đều.
  • Một số thuốc, bao gồm viên uống tránh thai.
  • Quá gầy hoặc cơ thể có quá ít mỡ
  • Tập thể dục quá nhiều

Một nguyên nhân khác của mất kinh hoặc kinh nguyệt không đều là mãn kinh. Mãn kinh là thời điểm trong đời một phụ nữ khi họ ngừng có kinh một cách tự nhiên. Hiện tượng mãn kinh thường xảy ra ở tuổi từ 45 đến 55. Nhưng ở một số người, hiện thượng này có thể xảy ra sớm hơn – trước tuổi 40. Mãn kinh sớm xảy ra khi buồng trứng hết trứng sớm hơn bình thường.

Có nên đến gặp bác sỹ không? --- Bạn nên đến gặp bác sỹ nếu:

  • Bạn trên 15 tuổi và vẫn chưa có kinh
  • Bạn đã có kinh nguyệt, nhưng đã hơn 3 tháng nay bạn không có kinh.
  • Vòng kinh của bạn dài hơn 45 ngày.

Các triệu chứng khác cần lưu ý --- Hãy báo cho bác sỹ nếu bạn gặp các triệu chứng sau:

  • Bạn nghĩ có thể bạn mang thai
  • Có các thành viên trong gia đình cũng có kinh nguyệt không đều
  • Bị mụn trứng cá nặng hoặc mọc nhiều lông trên ngực và mặt
  • Tăng cân và khó giảm cân
  • Có những đợt bốc hỏa, giống như một luồng khí nóng bắt đầu từ ngực và mặt sau đó di chuyển khắp cơ thể
  • Vã mồ hôi ban đêm, không phải các đợt bốc hỏa xảy ra khi bạn ngủ.
  • Có hiện tượng đau đầu hoặc khó nhìn
  • Có dịch màu trắng sữa chảy ra từ vú
  • Đang gặp stress nhiều
  • Gần đây bị giảm cân
  • Đang tập thể thao nhiều hơn bình thường
  • Thay đổi chế độ ăn uống
  • Đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm cả thuốc lá và vitamin

Mất kinh hoặc kinh nguyệt không đều

Tôi nên làm các xét nghiệm gì? --- Bác sỹ sẽ quyết định xem bạn nên làm các xét nghiệm gì dựa trên tuổi, các triệu chứng và tình trạng cá nhân của bạn.

Dưới đây là các xét nghiệm phổ biến nhất mà bác sỹ sử dụng để xác định nguyên nhân mất kinh hoặc kinh nguyệt không đều:

  • Xét nghiệm mang thai: mang thai là một nguyên nhân phổ biến của việc lỡ kinh. Bác sỹ sẽ làm xét nghiệm để biết liệu bạn có mang thai không trước khi tiến hành làm bất kỳ xét nghiệm nào tiếp theo.
  • Các xét nghiệm máu: Điều này giúp đo lượng hoocmon ảnh hưởng đến hệ sinh dục.
  • MRI: Xét nghiệm này cho một hình ảnh cụ thể về não bạn. Nó có thể cho biết liệu có vấn đề gì trong vùng não mà kiểm soát các hoocmone của cơ thể hay không.
  • Siêu âm vùng chậu: Xét nghiệm này sẽ cho hình ảnh về tử cung, cổ tử cung và âm đạo, từ đó xác định xem có vấn đề gì trong các cơ quan này không.

Điều trị mất kinh và kinh nguyệt không đều? --- Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân, và liệu bạn có muốn mang thai không. Các biện pháp điều trị bao gồm:

  • Sử dụng viên uống tránh thai để giúp điều hòa kinh nguyệt
  • Giảm cân nếu bạn đang thừa cân
  • Sử dụng các thuốc giúp bạn có thai nếu bạn đang có vấn đề về việc thụ thai.
  • Thay đổi thói quen ăn uống và luyện tập, ví dụ:
  • Ăn nhiều năng lượng hơn
  • Tăng cân nếu bạn quá gầy
  • Giảm bớt chế độ luyện tập, nếu bạn đang tập quá nhiều
  • Giảm căng thẳng
  • Sử dụng các hoocmone để điều trị các cơn bốc hỏa (nếu bạn mãn kinh sớm)
  • Phẫu thuật trong trường hợp gặp các vấn đề trong hệ sinh dục

Mất kinh và kinh nguyệt không đều có thể phòng không? --- Bạn có thể giảm nguy cơ bị lỡ kinh bằng cách ăn uống và duy trì một cân nặng hợp lý. Quá gầy hoặc quá béo có thể khiến kinh nguyệt không đều.

 (Biên dịch: Dương Thùy Linh – Cử nhân điều dưỡng tiên tiến Khóa 1 – ĐH Y Hà Nội)

 

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: mất kinh kinh nguyệt không đều mang thai hệ sinh dục buồng trứng đa nang hoocmone. thuốc tránh thai mãn kinh giảm cân kinh nguyệt không


Lê Thị Yến

522-524 Nguyễn Chí Thanh, P.7, Q.10, TP.HCM
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Nông Bích Liên

Số 83 Dốc Phụ Sản, Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội (Bên cạnh PK Hồng Tâm)
Chuyên: Sản Phụ Khoa, Siêu Âm Thai

Trần Văn Tân

33 Nguyễn Huy Lượng, Phường 14, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Chow Kah Kiong

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Hồ Thị Hải

6 Nguyễn Văn Mai, P. 8, Q. 3
Chuyên: Sản Phụ Khoa, Nội Khoa, Nhi Khoa

9 dấu hiệu báo động “vùng kín” có vấn đề

Đôi khi, “vùng kín” có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ...

Chứng trào ngược acid dạ dày khi mang thai

Trào ngược acid dạ dày là gì? - Trào ngược acid dạ dày- thực quản là...

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh chlamydia

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ. Ở...

Tại sao vẫn có thể thụ thai trong "ngày đèn đỏ"?

Sự thụ thai diễn ra khi người phụ nữ có quan hệ tình dục xung...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Vui lòng đợi...