Nguyên nhân gây ho ở trẻ em và cách chữa trị


Ho là gì? — Ho là một phản xạ quan trọng của cơ thể nhằm làm sạch đường thở.  Ho cũng giúp con người tránh được những tác nhân có thể gây bệnh lọt vào đường thở và phổi do hít phải (hình 1).

 cấu tạo phổi ở trẻ

Việc trẻ nhỏ bị ho ở một thời điểm nào đó là bình thường. Nhưng đôi khi, ho lại là một triệu chứng của một tình trạng bệnh.

Ho gồm 2 dạng là ho khan và ho có đờm. Tiếng ho của trẻ có thể khác nhau do dạng hoa là ho khan hay ho có đờm. Nhiều trường hợp ho là nhẹ, tuy vậy cũng có những trường hợp ho nghiêm trọng, có thể dẫn đến tình trạng khó thở.

Nguyên nhân nào gây ho? — Những nguyên nhân chủ yếu gây ho ở trẻ bao gồm:

●Nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc phổi ( bao gồm cả cảm lạnh)

●Dị vật đường thở

●Hen – Đây là tình trạng bệnh lý của đường hô hấp có thể dẫn đến khó thở.

●Các vấn đề khác về phổi, bao gồm cả các tình trạng bẩm sinh

●Ho tâm bệnh. Kiểu do này thường biến mất khi trẻ ngủ.

Tôi có nên cho con đến gặp bác sỹ hay điều dưỡng hay không? — Hãy cho trẻ đến gặp bác sỹ hay điều dưỡng ngay nếu trẻ:

●Ít hơn 3 tháng tuổi

●Đang có các vấn đề về hô hấp, thở khò khè hay thở nhanh (hình 2)

●Ho sau khi bị hóc thức ăn hoặc các vật khác, hoặc thậm chí nếu bé từng bị hóc vài ngày hoặc vài tuần trước.

●Ho ra máu hoặc ho có đờm xanh hay vàng

●Không chiu uống bất cứ thứ gì trong thời gian dài

●Bị sốt hoặc quấy khóc

●Ho nặng đến mức nôn ra

●Ho nhiều hơn 2 tuần

trẻ bị ho

Con của tôi có cần làm xét nghiệm gì không? — Có thể. Bác sỹ hoặc điều dưỡng có thể hỏi những câu hỏi về triệu chứng và khám cho bé. Ho có thể cho bé làm các xét nghiệm dựa trên độ tuổi và các triệu chứng khác của bé. Có nhiều xét nghiệm khác nhau các bác sỹ có thể yêu cầu tiến hành để tìm ra nguyên nhân gây ho ở trẻ. Những xét nghiệm thường làm nhất bao gồm:

●Chụp X-quang ngực

●Test nhiễm khuẩn– Ví dụ, bác sỹ có thể dùng một tăm bông để lấy mẫu bệnh phẩm từ mũi hoặc cổ họng của bé. Sau đó mẫu bệnh phẩm sẽ được gửi tới phòng thí nghiệm để phân tích.

●Test thở – Khi thực hiện test thở, trẻ sẽ được yêu cầu thử mạnh vào 1 cái ống để đo mức độ hoạt động của phổi. Hầu hết trẻ trên 6 tuổi đều có thể thực hiện được test thở.

●Nội soi phế quản – Thủ thuật này được thực hiện bằng cách bác sỹ sẽ đưa một ống nhỏ được gắn camera ở đầu vào trong đường thở của trẻ. Nếu tìm thấy dị vật trong đường thở của trẻ, bác sỹ sẽ lấy chúng ra trong quá trình làm thủ thuật.

Tôi có thể làm gì để giúp con tôi không bị ho hay không? -  Có. Nếu con bạn bị ho do bị lạnh, viêm thanh khí phế quản hoặc các nhiễm khuẩn khác, bạn có thể:

●Cho trẻ uống nhiều dịch

●Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ

●Ngồi trong phòng tắm với trẻ khi bạn bật nước nóng để tắm.

Dưới đây là những điều quan trọng bạn KHÔNG NÊN làm:

●KHÔNG cho trẻ sử dụng thuốc ho bán không cần theo đơn của bác sỹ và các loại thuốc điều trị cảm cúm, đặc biệt là với trẻ nhỏ hơn 6 tuổi. Các thuốc ho và cảm cúm thường không có tác dụng và có thể dấn đến những vấn đề nghiêm trọng ở trẻ.

●KHÔNG cho trẻ dưới 18 tuổi uống aspirin. Aspirin có thể dẫn đến một tình trạng nguy hiểm tới tính mạng gọi là hội chứng Reye ở người trẻ tuổi.

Ho được điều trị như thế nào? — Việc điều trị dựa trên nguyên nhân gây ho ở trẻ là gì, ví dụ:

  • Một số loại nhiễm khuẩn được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra, các bác sỹ có thể điều trị chúng bằng kháng sinh. Nếu nhiễm khuẩn do virus (ví dụ như cảm cúm) gây ra, các bác sỹ sẽ không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh.
  • Hen đươc điều trị bằng các thuốc mà trẻ có thể hít vào phổi.
  • Nếu con bạn có dị vật đường thở, bác sỹ có thể tiến hành nôi soi phế quản để tìm và lấy dị vật ra.

Bác sỹ thường không kê các thuốc làm dịu cơn ho ở trẻ. Những thuốc này thường không có tác dụng vứi trẻ và chúng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. 

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: trẻ bị ho bé bị ho nguyên nhân bị ho chữa ho cho trẻ thực hiện nhiễm khuẩn thường không kháng sinh


Nguyễn Hoàng Sơn

1E Trường Chinh, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội
Chuyên: Nhi Khoa, Tai Mũi Họng

Phan Ngọc Thanh Trà

25 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Chuyên: Tâm Lý, Nhi Khoa

Nguyễn Văn Minh

871 Trần Xuân Soạn, Phường Tân Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên: Tai Mũi Họng

Nguyễn Văn Lý

52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Chuyên: Tai Mũi Họng, Tai Mũi Họng - Nhi, Nhi Khoa

Aw Chong Yin

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Tai Mũi Họng

Làm gì khi trẻ quấy khóc bất thường?

Quấy khóc bất thường được định nghĩa là tình trạng trẻ nhỏ trong ba tháng...

Nguyên nhân gây ra chứng nút ráy tai là gì?

Chứng nút ráy tai là gì? Ráy tai dư thừa quá nhiều có thể tích...

Nguyên nhân và cách chữa dậy thì muộn

Thế nào là dậy thì muộn? — Dậy thì là thuật ngữ chỉ sự thay đổi trong...

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em là khi đứa trẻ đã được dạy...

Ống thông tai - Ear tubes

Ống thông tai là những ống nhỏ được bác sỹ đặt vào màng nhĩ của...

Vui lòng đợi...