Nguyên nhân gây ra chứng nút ráy tai là gì?


Ráy tai (màu vàng) gây bít tắc lỗ tai

Nguyên nhân gây bít tắc ráy tai là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng nút ráy tai:

Các bệnh lý ảnh hưởng tới tai – Một số bệnh lý ảnh hưởng tới cấu tạo bên trong tai khiến việc làm sạch ráy tai trở nên khó khăn. Ví dụ, bệnh về da khiến tế bào da trong tai rụng quá nhiều dẫn tới bít tắc ống tai

Ống tai hẹp - Ở một số người, ống tai hẹp hơn người bình thường khiến họ dễ mắc chứng nút ráy tai hơn. Ống tai có thể hẹp hơn bình thường hậu chấn thương hoặc sau khi bị viêm tai nhiều lần.

Thay đổi do tuổi già - Ở người già, ráy tai trở nên khô và dày hơn, dẫn đến việc khó làm sạch hơn.

Thói quen làm sạch tai không đúng -  Một số người có thói quen dùng tăm bông, có khi là chìa khoá, tăm nhọn xỉa răng… để gãi tai, lấy ráy tai. Thực ra, điều này có thể khiến ráy tai thay vì được lấy ra ngoài lại trôi vào sâu hơn, sau nhiều lần sẽ hình thành nút ráy tai gây bít tắc lỗ tai.

Quá nhiều ráy tai – Một số người có lượng ráy tai nhiều hơn hẳn người bình thường, có thể do nước vào tai hay do tai bị thương tổn, nhưng thường do nguyên nhân không rõ ràng.

Lấy ráy tai sai cách là một nguyên nhân dẫn tới chứng nút ráy tai

Các triệu chứng của bệnh là gì?

Chứng nút ráy tai gồm các triệu chứng: khó nghe, đau trong tai, nghe thấy tiếng chuông trong tai, cảm giác như tai bị bít, chặn. Các dấu hiệu trên có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên tai.

Tôi có nên đi khám không?

Nếu bạn hay con bạn có những triệu chứng như trên, việc khám bác sĩ là cần thiết. Bác sĩ sẽ thăm khám trong tai và xác định triệu chứng đó là do chứng nút ráy tai hay những bệnh lý khác, ví dụ như viêm tai giữa.

Tôi có nên tự lấy ráy tai ở nhà?

Thông thường lỗ tai có khả năng tự làm sạch, việc bạn chọc ngoáy những vật nhọn vào bên trong tai có thể đẩy ráy tai trôi sâu hơn vào trong tai gây tình trạng bít tắc, hoặc có thể gây những thương tổn cho các tổ chức trong tai.

Chữa chứng nút ráy tai như thế nào?

Các bác sĩ khuyến cáo không nên lấy ráy tai cho những người không có những triệu chứng kể trên. Các can thiệp thường chỉ thực hiện ở những đối tượng như trẻ nhỏ, người già, những người không có khả năng diễn đạt. Những cách loại bỏ nút ráy tai bao gồm:

Thuốc nhỏ tai – Thuốc nhỏ tai chuyên biệt sẽ giúp ráy tai trôi ra ngoài, tuy vậy cần thận trọng khi dùng thuốc nhỏ tai cho những người bị viêm tai giữa hay có thương tổn màng nhĩ.

Rửa tai – Nhân viên y tế có thể dùng tia nước (hoặc dung dịch chuyên biệt) để ráy tai được rửa trôi dễ dàng.

Các dụng cụ y tế - Có rất nhiều dụng cụ giúp lấy ráy tai an toàn có hình dạng như chiếc que nhỏ, dạng móc hoặc dạng thìa hay những dụng cụ giúp hút nút ráy tai ra ngoài.

Một cách khác là đốt nến vào tai (ear candling), người ta lấy vải cuốn thành một ống rỗng, nhúng một đầu vào trong sáp rồi để cho nguội và cứng lại. Sau đó đầu ống có sáp đươc đút vào trong lỗ tai, đầu bên ngoài ống được đốt cháy. Người ta tin rẳng cách này sẽ hút ráy tai ra ngoài, nhưng nghiên cứu cho thấy thật ra chất hút ra chỉ là từ nến sáp, thêm vào đó đôi khi bệnh nhân còn bị bỏng tai.

Lê Thùy Linh

Cử nhân tiên tiến – Đại học Y Hà Nội   

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: Nguyên nhân chứng nút ráy tai triệu chứng bệnh nút ráy tai chữa chứng nút ráy tai phòng bệnh nút ráy tai

Nguyên nhân gây ra chứng nút ráy tai là gì?

Chứng nút ráy tai là gì? Ráy tai dư thừa quá nhiều có thể tích...

Ống thông tai - Ear tubes

Ống thông tai là những ống nhỏ được bác sỹ đặt vào màng nhĩ của...

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa chứng ù tai

TỔNG QUAN Chứng ù tai là một dạng cảm giác có những âm thanh như...

Triệu chứng , cách chữa và phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ em

Viêm tai giữa là gì ? Viêm tai giữa là một tình trạng gây đau...

Các lợi ích của việc rửa mũi bằng nước muối

Câu hỏi đặt ra là tại sao nên dùng nước muối để rửa mũi? Một...

Vui lòng đợi...