Nguyên nhân hiếm muộn và cách chữa trị


                                                    Description: Fem_anat_PI.jpgDescription: How_preg_happens_PI_edt.jpg

  • Các vấn đề về tử cung hoặc ống dẫn trứng – Ví dụ, một số phụ nữ có mô sẹo tại ống dẫn trứng do nhiễm trùng hoặc đã từng phẫu thuật trước đó. Mô sẹo này có thể chặn ống dẫn trứng.
  • Lạc nội mạc tử cung – gây nên đau ở vùng bụng dưới, có thể dẫn đến khó khăn trong quá trình thụ thai.
  • Tuổi cao – Khi phụ nữ bước vào độ tuổi từ 35 trở lên, việc thụ thai có thể khó khăn và cần nhiều thời gian hơn, càng khó khăn hơn đối với phụ nữ trên 40 tuổi.

Khi nào tôi nên gặp bác sĩ? — Gặp bác sĩ nếu bạn không mang thai sau 1 năm quan hệ tình dục không sử dụng phương pháp bảo vệ nào. Nếu có lo lắng, bạn cũng nên gặp bác sĩ sớm hơn. Nếu phụ nữ hơn 35 tuổi và không còn có kinh nguyệt hàng tháng, gặp bác sĩ nếu bạn không thể mang thai sau 6 tháng cố gắng.

Bác sĩ sẽ gặp và thăm khám, chỉ định một số xét nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân. Người chồng cũng cần phải được khám và xét nghiệm. Nhưng cũng đừng ngạc nhiên nếu kết quả không có gì bất thường. Không phải lúc nào cũng có thể tìm ra nguyên nhân tại sao một số phụ nữ khó thụ thai.

Tôi có thể làm gì để cải thiện tình trạng không? — Nếu bạn đang thừa cân, giảm cân có thể giúp mang thai dễ dàng hơn. Đạt cân nặng hợp lí cũng giúp bạn trải qua thai kì khỏe mạnh hơn.

Có những phương pháp điều trị gì? — Bạn và bác sĩ nên thảo luận lựa chọn phương pháp phù hợp, bao gồm:

  • Thuốc clomiphene (tên thương mại: Clomid, Serophene) – giúp tăng khả năng rụng trứng. Các bác sĩ thường chỉ định phương pháp này đầu tiên. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách dùng, thời gian uống thuốc và thời gian quan hệ để phương pháp điều trị có tác dụng tốt nhất. Nếu thuốc này không có hiệu quả trong vòng vài tháng, bác sĩ có thể khuyên dùng các loại thuốc giúp tăng khả năng rụng trứng khác.
  • Tiêm hormone – thường được khuyên dùng khi phụ nữ dùng clomiphene không có tác dụng. Hormone sẽ tăng khả năng rụng trứng. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách dùng, thời gian uống thuốc và thời gian quan hệ để phương pháp điều trị có tác dụng tốt nhất.
  • Phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) – bác sĩ sẽ dùng một ống để đưa tinh trùng trực tiếp vào buồng tử cung ngay trước khi rụng trứng xảy ra. Hầu hết phụ nữ dùng phương pháp này song song với tiêm hormone.
  • Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) – được sử dụng khi các phương pháp khác không có tác dụng. Phương pháp này đòi hỏi:
  • Phụ nữ tiêm hormone trong vài tuần giúp trứng rụng.
  • Ngay trước khi trứng rụng, bác sĩ sẽ dùng một đầu kim nhỏ đưa trứng ra khỏi buồng trứng qua âm đạo.
  • Nhiều trứng và tinh trùng sẽ được đưa vào ống nghiệm để tinh trùng có thể thụ thai cho 1 hay nhiều trứng.
  • Sau 2-5 ngày, trứng được thụ thai được đưa vào tử cung người mẹ. 

    IVF thường được sử dụng ở phụ nữ có:
  • ống dẫn trứng bị tắc hoặc không có ống dẫn trứng
  • người chồng có quá ít tinh trùng
  • đã dùng những phương pháp khác không có kết quả

Làm thế nào để biết phương pháp điều trị có hiệu quả hay không? — Bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm khác nhau ở các thời điểm trong quá trình điều trị để theo dõi hiệu quả. Đó có thể bao gồm kết quả xét nghiệm máu và siêu âm.

Các phương pháp điều trị luôn có tác dụng? — Không. Các phương pháp này không phải lúc nào cũng hiệu quả. Cùng một phương pháp có thể có tác dụng với người này nhưng không với người khác.

Làm thế nào để lựa chọn phương pháp điều trị? — Tham khảo bác sĩ về ưu nhược điểm của từng phương pháp. Để lựa chọn cho phù hợp, bạn cần cân nhắc:

  • Hiệu quả của phương pháp
  • Giá thành – Một số phương pháp rất tốn kém và bảo hiểm không chi trả cho các phương pháp này.
  • Thời gian kéo dài – Các phương pháp có thể cần thực hiện nhiều hơn một lần để đạt tác dụng. Có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm.
  • Tác dụng phụ và nhược điểm của phương pháp.

Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn khác, ví dụ như nhận con nuôi.

Phụ nữ có thể trải qua thời kì khó khăn để đưa ra các quyết định. Bạn có thể tìm sự giúp đỡ từ tư vấn viên hoặc tham gia vào các nhóm/ hội những người khó thụ thai.

Lê Thân Phương

Cử nhân tiên tiến-Đại học Y Hà Nội

 

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: hiếm muộn khó thụ thai chữa hiếm muộn pháp điều năng rụng rụng trứng tiêm hormone tinh trùng phương pháp điều năng rụng trứng


Vũ Thị Nhung

510 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Tan Yew Ghee

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Koh Gim Hwe

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Lê Thị Lục Hà

17A Khuông Việt, P. Phú Trung, Q. Tân Phú, Hồ Chí Minh
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Ngô Thị Mỹ Phụng

006 Tòa Nhà H1 Đường Hoàng Diệu, P. 9, Q. 4, TP.HCM
Chuyên: Sản Phụ Khoa

9 dấu hiệu báo động “vùng kín” có vấn đề

Đôi khi, “vùng kín” có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ...

Chứng trào ngược acid dạ dày khi mang thai

Trào ngược acid dạ dày là gì? - Trào ngược acid dạ dày- thực quản là...

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh chlamydia

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ. Ở...

Tại sao vẫn có thể thụ thai trong "ngày đèn đỏ"?

Sự thụ thai diễn ra khi người phụ nữ có quan hệ tình dục xung...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Vui lòng đợi...