Nguyên nhân triệu chứng nhiễm nấm âm đạo và cách phòng tránh


Nguyên nhân gây bệnh nhiễm nấm âm đạo

Nhiễm trùng nấm âm đạo, còn được biết đến với tên gọi candidiasis (viêm âm đạo do nấm Candida) là một trong những viêm nhiễm phụ khoa phổ biến nhất ở phụ nữ. Bào tử nấm Viêm âm đạo do nấm Candida xuất hiện một cách tự nhiên ở khu vực âm đạo và thường được kiểm soát để không gây hại bởi những vi khuẩn có lợi khác tại đây. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các vi khuẩn này không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình và gây ra sự mất cân bằng trong cả hệ thống, dẫn tới số lượng men nấm sinh sôi vượt mức cho phép. trong cuộc sống hiện đại, chị em phải đối mặt với nhiều yếu tố nguy cơ, tác động cả về mặt thể chất, tâm lý nên có nhiều nguy cơ mắc bệnh này hơn.

Một số nguyên nhân dẫn tới sự phát triển quá mức của men nấm Candida gồm:

  • Việc sử dụng kháng sinh, có thể làm suy giảm lượng vi khuẩn có lợi tại vùng âm đạo
  • Bệnh tiểu đường không kiểm soát
  • Hệ miễn dịch yếu
  • Stress
  • Thói quen ăn uống nghèo nàn, mất cân bằng dinh dưỡng
  • Tình trạng mất cân bằng hormone liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt
  • Thiếu ngủ
  • Tác động của giai đoạn mang thai

Triệu chứng và dấu hiệu nhiễm nấm âm đạo

Phần lớn trường hợp nhiễm trùng nấm âm đạo đều có thể được điều trị một cách khá đơn giản. Một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, người bệnh có thể rơi vào tình trạng đau đớn và khá phức tạp khi xử lý.

Những triệu chứng thường gặp nhất và phổ biến nhất của nhiễm trùng nấm âm đạo:

  • Ngứa và rát
  • Cảm giác nóng ran
  • Bị đau khi giao hợp hoặc khi đi tiểu
  • Nổi mẩn
  • Đau nhức
  • Lượng khí hư thay đổi liên tục, thường xuất hiện dưới dạng chất nhày đặc và có màu xám hơi trắng
  • Ửng đỏ và sưng

Cách phòng tránh nấm âm đạo

Tránh dùng các sản phẩm phụ khoa gây kích ứng

Trước khi học cách điều trị bệnh nhiễm trùng nấm âm đạo, điều quan trọng là phải nắm rõ cách phòng ngừa. Một trong những cách phòng ngừa rõ ràng nhất là tránh sử dụng các sản phẩm phụ khoa gây kích ứng như phấn thơm, tampon, xịt khử mùi và xối bằng vòi hoa sen.

Những sản phẩm chứa nhiều hóa chất có thể phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn có lợi trong âm đạo.

Ăn những bữa ăn cân bằng, giàu dinh dưỡng

Nhưng nhiều vấn đề mất cân bằng sức khỏe khác, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nghiên cứu cho thấy việc dùng quá nhiều những nguyên liệu như đường và bia có thể gây nhiễm trùng nấm âm đạo. Chế độ ăn cân bằng, giàu dinh dưỡng đóng góp to lớn trong sự khỏe mạnh thể chất của bạn và giữ cho mọi cơ quan hoạt động trơn tru.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Việc mất kiểm soát đường huyết cũng liên quan tới những yếu tố gây nguy cơ mắc nhiễm trùng nấm âm đạo cao. Thực tế thì lượng đường trong máu cao là kết quả của bệnh tiểu đường không được kiểm soát và đây là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh cũng như tình trạng viêm nhiễm khác.

Mặc quần áo thoải mái, nhất là đồ lót

Tránh dùng đồ lót bằng nylon hay những loại làm từ vật liệu tổng hợp. Những loại bó sát cũng nên hạn chế mặc tới mức tối đa.

Chọn những trang phục, đặc biệt là nội y làm bằng vải cotton, thoáng mát, dễ chịu. Nếu có điều kiện, hãy thay quần áo hoặc đồ bơi ngay khi có thể bởi môi trường ẩm ướt là điều kiện lý tưởng cho nấm sinh sôi.

Cố gắng thư giãn

Một số thói quen nhất định trong cuộc sống hàng ngày có thể gây nhiễm trùng nấm âm đạo. Một trong số đó là tình trạng căng thẳng. Theo lý giải khoa học, stress làm suy giảm hệ miễn dịch. Nhiều phụ nữ cho biết, họ bị nhiễm trùng nấm âm đạo sau khi trải qua một số thay đổi lớn trong cuộc đời hoặc phải đối mặt với những tình thế khó khăn, đầy áp lực như lên kế hoạch cho một dự án quy mô tại công ty, ly hôn hoặc làm việc quá nhiều.

Hãy thử một số kỹ thuật giảm stress như thiền, yoga, luyện tập thể dục thể thao hay đơn giản là thứ gì đó khiến bạn vui thích và thấy thoải mái.

Sử dụng kem dưỡng và các chế phẩm chống nấm

Khi được chẩn đoán bị nhiễm trùng nấm âm đạo, bác sĩ đa phần đều kê đơn thuốc điều trị 1-3 ngày với kem chống nấm, thuốc bôi hoặc thuốc viên, dạng viên đặt hoặc viên uống. Việc của bạn là dùng thuốc đúng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

 

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: phu khoa nhiễm trùng kiểm soát trong cuộc dinh dưỡng tình trạng cách phòng bệnh tiểu đường tiểu đường phụ khoa


Lê Thị Yến

522-524 Nguyễn Chí Thanh, P.7, Q.10, TP.HCM
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Trần Văn Tân

33 Nguyễn Huy Lượng, Phường 14, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Hà Văn Quyết

52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Chuyên: Nội Khoa, Tiêu Hóa, Ngoại Khoa, Ngoại Tổng Hợp

Trần Minh Hoàng

493 Điện Biên Phủ, Phường 3, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Chuyên: Nội Khoa

Nguyễn Đình Vinh

969 Nguyễn Kiệm, P. 3, Q. Gò Vấp, Hồ Chí Minh
Chuyên: Sản Phụ Khoa

9 dấu hiệu báo động “vùng kín” có vấn đề

Đôi khi, “vùng kín” có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ...

Chứng trào ngược acid dạ dày khi mang thai

Trào ngược acid dạ dày là gì? - Trào ngược acid dạ dày- thực quản là...

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh chlamydia

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ. Ở...

Tại sao vẫn có thể thụ thai trong "ngày đèn đỏ"?

Sự thụ thai diễn ra khi người phụ nữ có quan hệ tình dục xung...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Vui lòng đợi...