Những dấu hiệu cho biết bạn đang mang thai đôi
Việc nhận biết sớm những dấu hiệu mang thai đôi dưới đây không chỉ cung cấp những kiến thức mang thai bổ ích cho bà bầu, nó còn giúp bà bầu chăm sóc tốt hơn cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
Dưới đây là những dấu hiệu mang thai đôi sớm và đơn giản nhất bà bầu có thể tham khảo.
Nhịp tim thai
Vào tháng thứ 3 của thai kỳ, bạn có thể nhờ bác sĩ đo nhịp tim để xác định xem liệu có phải bạn đang mang thai đôi hay không.
Nhịp tim thai có thể cho thấy bạn đang mang thai đôi. Ảnh minh họa.
Tuy vậy, cách chẩn đoán này đôi khi không chính xác hoàn toàn, bởi có thể bạn phát hiện ra nhiều hơn một nhịp tim là do sự nhầm lẫn một âm thanh nào đó trong bụng mẹ.
Triệu chứng ốm nghén nặng
Khi thấy các biểu hiện như ngực căng lớn và rất nhạy cảm; muốn đi tiểu nhiều hơn; tim hoạt động nhiều, nhanh và mạnh hơn; ủ rũ, dễ cáu gắt, bức rức không yên, tâm trạng không ổn định… đặc biệt rõ ràng và dễ nhận thấy thì có nghĩa là mẹ bầu mang thai đôi.
Bên cạnh đó, chị em có thể sẽ không hấp thu được một số loại thức ăn, không chịu được mùi vị của một vài thực phẩm thông thường như các loại thịt, hải sản, cà phê và trà.
Các dấu hiệu mang bầu quá rõ rệt và nặng nề hơn, đặc biệt là hiện tượng ốm nghén.(hình minh họa).
Mệt mỏi cùng cực
Ở mẹ bầu mang song thai, các triệu chứng ốm nghén vào đầu thai kỳ, thậm chí trong suốt quá trình mang thai, sẽ nặng nề hơn.
Ngoài ra bà bầu còn có cảm giác hoàn toàn kiệt sức và khó chịu mỗi ngày. Trong trường hợp các mẹ cảm thấy quá mệt mỏi và chóng mặt, hãy cố gắng nghỉ ngơi, đừng làm việc hay vận động quá sức.
Vòng bụng lớn hơn so với tuổi thai
Trong suốt thai kỳ, hầu như phụ nữ nào cũng được tiến hành đo vòng bụng. Vòng bụng lớn hơn bình thường có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó mang song thai cũng là một trường hợp được tính đến.
Tăng cân nhanh và nhiều hơn bình thường
Thông thường trong quý đầu thai kỳ, chị em chỉ tăng khoảng từ 1 – 2 kg. Nhưng mẹ bầu mang thai đôi sẽ tăng từ 15 – 20 kg trong suốt thai kỳ so với cân nặng chuẩn thông thường từ 12 – 16 kg.
Bà bầu mang thai đôi tăng cân nhanh và nhiều hơn bình thường. Ảnh minh họa.
Vì thế, nếu nhận thấy cân nặng cơ thể nhanh chóng thay đổi ngay từ khi mới bầu bí, có thể bạn đã mang bầu song thai. Sự tăng cân bất thường này không chỉ do trọng lượng của 2 bé mà còn bởi cơ thể mẹ còn phải sản sinh thêm số lượng, khối lượng mô, chất lỏng và máu để nuôi dưỡng đến 2 mầm sống trong người.
Thai nhi chuyển động sớm và nhiều
Thông thường, mẹ bầu sẽ cảm nhận được sự chuyển động của bé trong bụng vào khoảng tuần 18 – 22 của thai kỳ, nhưng nếu mang thai đôi, sự chuyển động của thai nhi có xu hướng xảy ra từ rất sớm và mức độ thường xuyên hơn bình thường.
Nếu bạn bắt đầu nhận thấy các chuyển động này từ khoảng tuần 16, có nghĩa là tỷ lệ mang thai đôi của bạn sẽ cao hơn các mẹ bầu khác.
Nồng độ AFP trong máu cao
Bà bầu mang thai đôi có nồng độ AFP trong máu cao. Ảnh minh họa.
Thử nghiệm AFP dùng để kiểm tra mức độ AFP (alpha-fetaprotein) có trong máu của bạn. Nếu AFP ở mức cao có thể bạn đã mang thai đôi, nhưng đồng thời cũng có khi chỉ ra các khuyết tật ống thần kinh và các khuyết tật di truyền khác trên cơ thể bé.
Dựa theo nồng độ HcG
Nồng độ HcG (human chorionic gonadotropin) là một nội tiết tố được phát hiện trong máu hoặc nước tiểu của phụ nữ sau khi thụ thai được 10 ngày và nồng độ này gia tăng với tốc độ rất nhanh trong suốt 10 tuần sau đó. Những phụ nữ mang song thai có thể có nồng độ HcG cao hơn so với bình thường. Bác sĩ có thể xác định điều này thông qua xét nghiệm.
Ngoài việc nhận biết các dấu hiệu trên, để có kết luận chính xác nhất, mẹ bầu vẫn cần căn cứ vào kết quả siêu âm. Bác sĩ khám thai sẽ tư vấn cho bà bầu cách chăm sóc, nghỉ dưỡng chu đáo trong thai kỳ, nhằm giúp bà bầu tốt thai nhi từ giai đoạn đầu bầu bí, từ đó vượt cạn thành công như mong đợi.
Theo Mạc Nhiên