Những hiểu biết cơ bản về bệnh Herpes sinh dục


Không thể chữa khỏi hoàn toàn Herpes. Nhưng bệnh thực sự là vấn đề chỉ trong vài năm đầu. Sau đó, tuy virus vẫn còn trong cơ thể nhưng nó gây ít hoặc không gây ra triệu chứng. Và cả khi virus đang ở trạng thái hoạt động thì những người mắc Herpes cũng có thể sử dụng thuốc để giảm và ngăn ngừa triệu chứng.

Những hiểu biết cơ bản về bệnh Herpes sinh dục

Herpes sinh dục biểu hiện tại vùng mu

Các triệu chứng của Herpes là gì ? — Một số người mắc Herpes không có biểu hiện gì. Nhưng những người khác lại biểu hiện triệu chứng trong vòng vài tuần kể từ khi nhiễm virus Herpes.

Triệu chứng thường bao gồm các mụn rộp ở vùng sinh dục. Ở phụ nữ, khu vực này bao gồm âm đạo, mông, hậu môn và đùi. Ở đàn ông, khu vực này bao gồm dương vật, háng, mông, hậu môn và đùi. Các mụn rộp này có thể loét ra, hở miệng và khi đã lành để lại vảy cứng.

Đôi khi, bệnh nhân có thể mắc các triệu chứng khác như:

● Mụn rộp ở mồm hoặc môi

● Sốt, đau đầu, hoặc đau khớp

● Khó khăn khi tiểu tiện

Những hiểu biết cơ bản về bệnh Herpes sinh dục

Herpes sinh dục biểu hiện ở mông

Với những người mắc Herpes, sau 1 thời gian triệu chứng thường biến mất hoàn toàn rồi xuất hiện trở lại. Mỗi đợt trở lại của triệu chứng được gọi là 1 đợt “bùng phát”. Các đợt bùng phát herpes cũng biểu hiện mụn rộp và loét hở ở khu vực sinh dục. Ở đa số bệnh nhân, đợt bùng phát đầu tiên thường nặng nề nhất và có thể kéo dài 2-3 tuần. Các đợt sau mức độ thường không nặng nề như vậy và thời gian cũng không dài bằng. 

Các đợt bùng phát herpes xảy ra mỗi tháng một lần hoặc dày hơn, hoặc cũng có thể chỉ 1 đến 2 lần một năm. Đôi khi, bệnh nhân cảm nhận được khi nào sắp xuất hiện một đợt bùng phát: họ cảm thấy ngứa hoặc đau tại chân, hông hoặc mông, nhưng cũng có thể có những đợt bệnh không có tiền triệu gì đi trước. Dù thế nào đi nữa, tần suất xuất hiện các đợt herpes thường giảm đi theo thời gian.  

Một vài tác nhân có thể khiến các đợt bùng phát dể diễn ra hơn. Các tác nhân này bao gồm: stress, ánh sáng mặt trời, chu kì kinh nguyệt hoặc mắc 1 bệnh gì đó khác.

Có test nào xác định herpes không ? – Có. Nếu bác sĩ phát hiện các mụn rộp và loét vùng sinh dục khi khám cho bạn, ông/bà ấy sẽ chỉ định cấy tìm herpes. Họ sẽ lấy mẫu dịch hoặc mẫu tế bào từ vết loét rồi gửi tới phòng xét nghiệm..

Tôi có cần đi gặp bác sĩ không ? — Hãy tới phòng khám nếu bạn xuất hiện triệu chứng lần đầu tiên hoặc nếu các triệu chúng của bạn xuất hiện nặng nề.

Điều trị herpes như thế nào ? — Bác sĩ có thể kê nhiều loại thuốc khác nhau giúp làm giảm triệu chứng và đẩy nhanh quá trình lành bệnh. Các thuốc này cho tác dụng tốt nhất nếu được dùng sớm ngay khi bắt đầu một đợt bùng phát. Bạn và bác sĩ cần làm việc với nhau để đưa ra quyết định thuốc gì là phù hợp nhất với bạn. 

Tôi có thể làm gì để cảm thấy dễ chịu hơn ? — Có. Để làm giảm cơn đau gây ra do herpes, bạn có thể:

● Sử dụng một cái chậu, đổ nước ấm vào và ngồi vào trong khoảng 20 phút. Nếu nhà bạn có bồn tắm thì cũng có thể sử dụng, tránh dùng bồn tắm loại xả bọt.

● Giữ vùng sinh dục sạch và khô, tránh dùng quần áo bó chặt.

● Mang theo bên mình các thuốc giảm đau như paracetamol/acetaminophen (biệt dược Tylenol), ibuprofen (biệt dược Advil, Motrin), nhưng cần tránh dùng aspirin.

Bạn cũng cần cho bác sĩ biết nếu bạn cảm thấy lo lắng hay bực dọc vì herpes. Ông/bà ấy có thể chia sẻ, tâm sự với bạn. Bạn cũng có thể gia nhập các nhóm hỗ trợ người nhiễm herpes (nếu có).

Nếu tôi có thai thì sao ? – Nếu bạn có thai, cần thông báo với bác sĩ. Em bé có thể sẽ mắc herpes lây từ mẹ trong quá trình sinh đẻ nếu đợt bùng phát herpes đầu tiên của mẹ gần với thời điểm sinh. Trao đổi với bác sĩ về những việc bạn cần làm để ngăn ngừa chuyện đó.

Có thể ngăn ngừa triệu chứng của các đợt bệnh tiếp theo không ? – Một số bệnh nhân herpes cần sử dụng thuốc mỗi ngày để ngăn ngừa các đợt bùng phát trong tương lai.

Tôi có thể làm gì để ngăn chặn việc lây herpes cho bạn tình của mình ? – Người mắc herpes lây bệnh cho bạn tình của mình khi họ đang có các mụn rộp và vết loét hở trên người. Nhưng ngay cả khi không có triệu chứng thì họ cũng vẫn có thể gây lây bệnh. Do virus herpes có thể tồn tại trong cơ thể mà không cần thiết phải biểu hiện ra ngoài.Bạn có thể làm giảm nguy cơ lây truyền herpes bằng cách sử dụng thuốc kháng virus mỗi ngày.

Bạn cũng có thể làm giảm nguy cơ lây herpes cho bạn tình của bình bằng cách:

● Nói với họ rằng bạn mắc herpes

● Sử dụng bao cao su mỗi lần bạn quan hệ tình dục

● Không quan hệ tình dục khi đang có triệu chứng

● Không quan hệ tình dục theo đường miệng nếu bạn đang có các mụn rộp hay loét hở ở khu vực quanh miệng

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: Herpes sinh dục mụn rộp sốt đau đầu biểu hiện vùng sinh bệnh nhân xuất hiện bùng phát phát herpes tránh dùng bùng phát herpes đau khớp


Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Nhà 105 - Khu Bộ đội Thông tin - Số 8B Vũ Thạnh - Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội
Chuyên: Hiếm Muộn, Siêu Âm Thai, Sản Phụ Khoa

Nguyễn Thị Bích Ngọc

52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Chuyên: Sản Phụ Khoa, Hiếm Muộn, Siêu Âm Thai

Trần Văn Tân

33 Nguyễn Huy Lượng, Phường 14, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Trần Văn Hùng

1E Trường Chinh, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội
Chuyên: Siêu Âm Thai, Sản Phụ Khoa

Koh Gim Hwe

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

9 dấu hiệu báo động “vùng kín” có vấn đề

Đôi khi, “vùng kín” có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ...

Chứng trào ngược acid dạ dày khi mang thai

Trào ngược acid dạ dày là gì? - Trào ngược acid dạ dày- thực quản là...

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh chlamydia

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ. Ở...

Tại sao vẫn có thể thụ thai trong "ngày đèn đỏ"?

Sự thụ thai diễn ra khi người phụ nữ có quan hệ tình dục xung...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Vui lòng đợi...