Những nguy hiểm khi mang thai do bệnh cao huyết áp gây ra


cao huyết áp khi mang thai

Những họ có nguy cơ mắc một số vấn đè sức khỏe cao hơn trong quá trình mang thai như:

  • Tiền sản giật: những người bị tiền sản giật có huyết áp cao và quá nhiều protein trong nước tiểu hoặc các vấn đề với các cơ quan khác như gan, thận, và mắt. Tiền sản giật thường xảy ra trong nửa sau của quá trình mang thai, và có thể là một tình trạng nguy hiểm.
  • Rau bong non: rau thai là cơ quan bên trong tử cung, nó có nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến cho thai nhi, và mang các chất thải đi. Rau thai bám vào thành tử cung. Rau bong non là khi một phần hoặc tất cả rau thai tách ra khỏi tử cung trước khi đứa trẻ được sinh ra. Nếu nó xảy ra, đứa trẻ có thể sẽ không có đủ oxy và chất dinh dưỡng.

rau bong non

Ảnh minh họa: Rau bong non

  • Thai chậm phát triển: đứa trẻ có thể nhẹ cân và phát triển không bình thường

Tôi nên làm gì trước khi mang thai? Trước khi mang thai, hãy nói chuyện với bác sĩ. Họ sẽ làm việc với bạn để giúp bạn kiểm soát huyết áp. Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp, có thể bạn sẽ phải thay đổi liều lượng hoặc chuyển sang dùng loại thuốc khác. Tất nhiên, bác sĩ cũng sẽ đảm bảo rằng loại thuốc mà bạn dùng là an toàn cho thai nhi.

Tôi sẽ được kiểm tra trong quá trình mang thai đúng không? Đúng. Trong mỗi lần thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp của bạn và sự phát triển của trẻ. Bạn cũng sẽ được làm các xét nghiệm khác để kiểm tra sức khỏe của thai nhi vào các thời điểm khác nhau trong quá trình mang thai.

Tôi vẫn phải uống thuốc điều trị cao huyết áp trong khi mang thai đúng không? Đúng vậy. Bạn sẽ vẫn phải uống thuốc trong thời kỳ mang thai để kiểm soát huyết áp.

Khi nào thì tôi nên gọi cho bác sĩ? Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu:

  • Bạn không cảm nhận được thai đạp nhiều như bình thường
  • Bạn bắt đầu có các cơn co. Cơn co là khi cơ tử cung co thắt lại. Nó có thể gây ra đau và làm cho bụng của bạn cứng hơn.
  • Bạn bị đau bụng
  • Bạn bị chảy máu từ âm đạo
  • Bạn có bất kỳ triệu chứng nào của tiền sản giật. Nó có thể bao gồm:
  • Đau đầu nặng
  • Thay đổi thị giác, như nhìn mờ hoặc thấy chớp sáng
  • Đau vùng bụng trên

Tôi có thể sinh đường âm đạo như bình thường không? Có. Phần lớn những phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp có thể sinh đường âm đạo bình thường.

Em bé của tôi sẽ khỏe mạnh đúng không? Có thể. Đứa trẻ có thể có nguy cơ cao hơn mắc phải một số vấn đề, đặc biệt là tim. Nhưng nếu huyết áp của bạn được kiểm soát tốt trong quá trình mang thai, thì có thể đứa trẻ của bạn sẽ khỏe mạnh.

Hơn nữa, nếu bạn có cao huyết áp trong thời kỳ mang thai, bạn có thể sẽ sinh sớm hơn bình thường. Đó là vì nếu bạn có tiền sản giật, rau bong non, hoặc cân nặng của thai nhỏ hơn tuổi, bác sĩ có thể cần phải chỉ định bạn sinh sớm hơn.

Thủy Ngô

Cử nhân tiên tiến, Đại học Y Hà Nội

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: huyết áp cao mang thai huyết áp cao khi mang thai bình thường kiểm soát đúng không trình mang thai


Tan Yew Ghee

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Shamini Nair

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Phạm Thị Hồng Loan

470/7 Tô Ký, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, HCM
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Jazlan Joosoph

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Karolyn Goh Wee Ching

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

9 dấu hiệu báo động “vùng kín” có vấn đề

Đôi khi, “vùng kín” có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ...

Chứng trào ngược acid dạ dày khi mang thai

Trào ngược acid dạ dày là gì? - Trào ngược acid dạ dày- thực quản là...

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh chlamydia

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ. Ở...

Tại sao vẫn có thể thụ thai trong "ngày đèn đỏ"?

Sự thụ thai diễn ra khi người phụ nữ có quan hệ tình dục xung...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Vui lòng đợi...