Những xét nghiệm kiểm tra vô sinh ở các cặp vợ chồng


Tại sao chúng tôi lại gặp khó khăn trong việc thụ thai? Việc thụ thai phụ thuộc vào cả người đàn ông và người phụ nữ. Một cặp đôi có thể không thụ thai được vì vấn đề trong cơ thể của người đàn ông, trong cơ thể của người phụ nữ, hoặc cả 2.

Khi một cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc thụ thai, bác sĩ thường làm các xét nghiệm ở cả 2 người để tìm ra nguyên nhân. Nhưng thậm chí là với những xét nghiệm này, đôi khi bác sĩ cũng không thể tìm ra nguyên nhân tại sao họ lại không thể có thai.

Khi nào chúng tôi nên đi gặp bác sĩ? Hầu hết các bác sĩ đều khuyên rằng một vợ chồng nên đi kiểm tra nếu họ không thể mang thai sau một năm quan hệ không bảo vệ. Nhưng nếu bạn lo lắng, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Họ có thể sẽ khuyên bạn nên làm xét nghiệm sớm hơn. Các xét nghiệm này nên được làm sớm ở những phụ nữ trên 35 tuổi, hoặc những người không có chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

Có những xét nghiệm nào được làm cho nam giới? Nếu bạn là nam giới, bác sĩ sẽ hỏi bạn các câu hỏi về sức khỏe và tiền sử quan hệ tình dục, và khám cho bạn. Thường thì họ sẽ chỉ định một xét nghiệm để kiểm tra xem bạn sản xuất ra bao nhiêu tinh trùng và sức khỏe của chúng như thế nào.

Những xét nghiệm khác mà người đàn ông có thể có bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: một vài xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ hormone nam. Nồng độ hormone bất thường có thể làm bạn gặp khó khăn trong việc thụ thai cho bạn tình. Các xét nghiệm máu khác cũng có thể kiểm tra xem bạn có vấn đề bẩm sinh nào mà có thể là nguyên nhân gây vô sinh không.
  • Siêu âm: xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh này tạo ra các hình ảnh bên trong cơ thể và có thể phát hiện những bất thường ở cơ quan sinh dục của bạn. Ví dụ, một vài người có thể bị tắc ống dẫn tinh, là con đường mà tinh trùng cần phải đi qua trước khi được phóng ra ngoài.

cơ quan sinh dục nam

Ảnh minh họa : Cơ quan sinh dục nam

  • Xét nghiệm nước tiểu: xét nghiệm nước tiểu có thể kiểm tra nếu tinh trùng đi sai hướng và đi ngược vào bàng quang trong quá trình giao hợp thay vì đi ra khỏi dương vật.
  • Sinh thiết: sinh thiết có thể được làm nếu xét nghiệm tinh trùng chỉ ra rằng người đàn ông không có hoặc có một lượng rất ít tinh trùng. Trong xét nghiệm này, bác sĩ  sẽ lấy một mẫu mô nhỏ từ trong tinh hoàn. Sau đó soi mẫu mô đã lấy dưới kính hiển vi để kiểm tra sự có mặt của tinh trùng.

Có những xét nghiệm nào được làm cho phụ nữ? Nếu bạn là phụ nữ, bác sĩ sẽ hỏi bạn những câu hỏi về sức khỏe, chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, và tiền sử quan hệ tình dục. Bên cạnh đó họ cũng sẽ khám cho bạn.

Người phụ nữ sẽ có 1 hoặc nhiều hơn trong số những xét nghiệm dưới đây:

  • Xét nghiệm máu: các xét nghiệm máu có thể kiểm tra nồng độ hormone nữ. Nồng độ hormone bất thường có thể làm bạn khó mang thai. Xét nghiệm máu cũng có thể được thực hiện để kiểm tra các vấn đề về gen khác.
  • Kiểm tra sự rụng trứng: các xét nghiệm khác nhau có thể được sử dụng để kiểm tra nếu người phụ nữ đang trong thời ký rụng trứng. Rụng trứng là khi một trứng được giải phóng ra từ buồng trứng vào ống dẫn trứng. Điều này xảy ra thì người phụ nữ mới có thể mang thai được.

quá trình rụng trứng và thụ tinh

Ảnh minh họa 2: Để thụ thai (theo cách truyền thống), người phụ nữ phải quan hệ tình dục với người đàn ông trong khoảng thời gian rụng trứng. Sau đó, những bước dưới đây sẽ xảy ra:

  1. Tinh trùng của người đàn ông phải bơi lên âm đạo và đi vào tử cung, tiếp đến là đi vào ống dẫn trứng
  2. Khi tinh trùng gặp trứng, ít nhất một tinh trùng phải đi qua được lớp vỏ bao ngoài của trứng, và đi vào bên trong. Đây chính là sự thụ tinh
  3. Trứng mới được thụ tinh phải đi xuống tử cung
  4. Trứng đã được thụ tinh phải bám chặt vào thành tử cung. Đây chính là sự làm tổ.
  • Test kiểm tra tử cung và ống dẫn trứng: những test này sẽ được mô tả bên dưới. Những vấn đề về ống dẫn trứng và tử cung cũng là nguyên nhân khiến phụ nữ khó mang thai. Ví dụ, một số phụ nữ được sinh ra với tử cung có hình dạng bất thường, hoặc có người lại bị tắc ống dẫn trứng do một phẫu thuật hoặc nhiễm trùng trước đó.

Những xét nghiệm kiểm tra tử cung và ống dẫn trứng là gì? Bác sĩ có thể làm các xét nghiệm khác nhau để kiểm tra các vấn đề về tử cung và ống dẫn trứng của bạn; bao gồm:

  • Siêu âm, X quang, hoặc các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác: những xét nghiệm này có thể tạo ra các hình ảnh bên trong cơ thể và có thể phát hiện được những tắc nghẽn và các vấn đề khác.
  • Các xét nghiệm nhìn bên trong cơ thể: những xét nghiệm này không đơn giản như các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, vì nó còn bao gồm cả các thủ thuật khác. Bác sĩ có thể nhìn vào bên trong cơ thể bằng việc sử dụng một ống nhỏ với một camera gắn ở đầu. Họ sẽ đưa ống vào âm đạo, đi qua cổ tử cung và đi lên vào trong tử cung. Hay họ cũng có thể đưa ống qua một lỗ nhỏ trong da ở phần dưới của bụng để nhìn vào bên trong tử cung, ống dẫn trứng, và buồng trứng.

Điều gì sẽ xảy ra sau khi những xét nghiệm này được thực hiện? Kết quả xét nghiệm sẽ chỉ ra 1 trong 2 hoặc cả 2 bạn có vấn đề cần phải được điều trị. Trong trường hợp đó, điều trị sẽ nhằm mục đích sửa chữa những vấn đề đó.

Một vài người sẽ có những vấn đề không thể điều trị được. Hoặc các xét nghiệm không chỉ ra được vấn đề là gì. Trong những trường hợp này, có những biện pháp mà bác sĩ có thể sử dụng để giúp bạn mang thai. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về những biện pháp điều trị khác nhau để bạn có thể lựa chọn được biện pháp phù hợp nhất.

Chúng tôi có thể làm gì khác không? Việc thụ thai có thể là khó khăn đối với một số cặp vợ chồng. Bạn có thể cảm thấy buồn, lo lắng, tức giận, hoặc tội lỗi. Nên việc giải tỏa những cảm giác này là rất quan trọng. Bạn nên tìm các cách giúp mình thư giãn hoặc tham gia vào nhóm trợ giúp cho những người cũng đang cố gắng mang thai giống như bạn.

Ngô Thị Thủy

Cử nhân tiên tiến, Đại học Y Hà Nội

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: khó thụ thai khó có thai khó mang thai hiếm muộn vô sinh nghiệm khác nghiệm chẩn chẩn đoán đoán hình rụng trứng khác nhau biện pháp khăn trong việc nghiệm chẩn đoán chẩn đoán hình


Lê Thị Yến

522-524 Nguyễn Chí Thanh, P.7, Q.10, TP.HCM
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Trần Văn Hùng

1E Trường Chinh, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội
Chuyên: Siêu Âm Thai, Sản Phụ Khoa

Huỳnh Thị Phương

189 Đường Lê Văn Việt , Phường Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Shamini Nair

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Nông Bích Liên

Số 83 Dốc Phụ Sản, Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội (Bên cạnh PK Hồng Tâm)
Chuyên: Sản Phụ Khoa, Siêu Âm Thai

9 dấu hiệu báo động “vùng kín” có vấn đề

Đôi khi, “vùng kín” có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ...

Chứng trào ngược acid dạ dày khi mang thai

Trào ngược acid dạ dày là gì? - Trào ngược acid dạ dày- thực quản là...

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh chlamydia

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ. Ở...

Tại sao vẫn có thể thụ thai trong "ngày đèn đỏ"?

Sự thụ thai diễn ra khi người phụ nữ có quan hệ tình dục xung...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Vui lòng đợi...