Rong kinh - Phần 2: Điều trị y khoa cho bệnh rong kinh


Rong kinh

Phương pháp tránh thai nội tiết --- Phương pháp này được sử dụng để điều trị rong kinh, bao gồm: thuốc viên, vòng âm đạo, và dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung (IUD). Những biện pháp điều trị trên sẽ làm bạn giảm chảy máu trong suốt chu kì kinh. Nó cũng làm giảm chuột rút và đau đớn trong kì kinh.Phương pháp này có thể mất khoảng 3 tháng để tình trạng chảy máu được cải thiện.

Một vài loại tránh thai nội tiết, gồm thuốc viên và vòng âm đạo được thiết kế để sử dụng trong 3 tuần liên tục, sau đó là 1 tuần nghỉ, đến tuần đặt thứ 4, bạn sẽ bị chảy máu kinh nguyệt.

Một vài bác sĩ khuyên những người phụ nữ bị rong kinh đặt vòng tránh thai nội tiết liên tục (tức là không có tuần nghỉ). Nếu làm như vậy, bạn sẽ không có vòng kinh hàng tháng.Chiến lược này được gọi là liều liên tục.

Một số loại thuốc tránh thai nội tiết được đóng gói với liều dùng trong 3 tháng để dễ dàng hơn cho việc dùng thuốc liên tục (Bảng 1).

Bảng 1:

Tên thuốc

Số lượng thuốc trong 1 vỉ

Seasonale

120

Quasense

120

Jolessa

120

Seasonique

120

Lybrel

365

 

 

Vòng tránh thai nội tiết --- Một chiếc vòng tránh thai đặt trong tử cung (IUD) (Hình 1) sẽ từ từ tiết hoocmon và progestin vào  tử cung. Estrogen không có trong chiếc vòng này.Tại Hoa Kỳ và một số quốc gia khác, dụng cụ này được gọi là Mirena. Vòng tránh thai nội tiết có thể ngăn ngừa việc mang thai và hiện tượng rong kinh trong vòng 5 năm.

Rong kinh

Hình 1: Vòng tránh thai nội tiết

Bác sĩ sẽ đặt vòng tránh thai nội tiết vào tử cung của người phụ nữ. Liệu pháp điều trị này là rất có hiệu quả đối với hững người không muốn có thai trong vòng 6 tháng tới.

Dùng thuốc bằng đường tiêm — Depot medroxyprogesterone acetate (Depo-Provera) là một dạng Progesterone tác dụng lâu dài, giống như hoocmone, được gọi là progestin. Bạn sẽ không phải dùng viên uống hàng  ngày, thay vào đó, bạn đến gặp bác sỹ cứ mỗi 3 tháng 1 lần để tiêm. Liệu pháp này giúp ngăn ngừa việc có thai và làm giảm hiện tượng rong kinh. Phù hợp với những đối tượng không muốn có thai trong 1 năm sau hoặc lâu hơn.

Tác dụng phụ thường gặp nhất của medroxyprogesterone acetate là chảy máu và xuất huyết  (đặc biệt là trong vài tháng đầu sử dụng). Rất nhiều phụ nữ đã hoàn toàn không có kinh sau 1 năm sử dụng thuốc này.

Thuốc Antifibrinolytic --- Thuốc này có khả năng làm chậm sự chảy máu kinh nguyệt một cách nhanh chóng, nguyên lý làm việc của chúng là hỗ trợ hệ thống đông máu. Ví dụ: tranexamic acid ( Lysteda).

Ưu thế của thuốc Antifibrinolytic so với những những phương pháp điều trị khác là:

  • Làm chậm quá trình chảy máu một cách nhanh chóng ( trong khoảng 2-3h )
  • Chỉ cần dùng thuốc một vài ngày trong tháng
  • Thuốc không ảnh hưởng đến cơ hội mang thai của bạn.

Một số tác dụng phụ khác như: đau đầu và chuột rút. Bạn không nên dùng thuốc chung với dùng phương pháp tránh thai nội tiết, trừ khi bác sĩ đồng ý điều đó, đã có những tranh cãi về việc tăng nguy cơ các cục máu đông, đột quị và đau tim khi sử dụng hai liệu pháp trên với nhau.

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) --- ví dụ như: Ibuprofen (Motrin và Advil) và Mefenamic acid (Ponstel), có tác dụng làm giảm chảy máu và đau bụng kinh nguyệt. Bạn hoàn toàn có thể mua NSAIDs mà không cần đơn thuốc.

NSAIDs không quá đắt tiền, có ít tác dụng phụ và có thể làm giảm đau và chảy máu, và bạn chỉ phải dùng nó trong kỳ kinh thôi.NSAIDs sẽ không còn tác dụng khi dùng kết hợp với các phương pháp điều trị vừa được nói đến ở trên.Tuy nhiên, NSAIDs cũng không làm giảm chảy máu như các phương pháp điều trị khác.

Rong kinh

Thuốc viên Progestin --- Norethindrone hoặc medroxyprogesterone dạng viên (Provera) cũng được dùng như một thuốc dạng viên. Thuốc Progestin đôi khi được dùng cho những phụ nữ có kinh nguyện không đều. Thuốc được kê cho từ 5-14 ngày mỗi tháng hoặc hàng ngày.

Phương pháp điều trị này giúp ngăn chặn lớp niêm mạc tử cung dày lên, gây chảy máu nhiều.

Các thuốc chủ vận Gonadotropin-releasing hormone (GnRH)  Các thuốc chủ vận GnRH được dùng để làm giảm chảy máu kinh nguyệt tạm thời. Phương pháp này được khuyến cáo dùng cho những phụ nữ đang chờ phẫu thuật.

Cơ chế hoạt động của những loại thuốc trên là làm “ngừng hoạt động” buồng trứng, tạo nên hiện tượng mãn kinh tạm thời. Các loại thuốc trên có thể dùng trong 6 tháng. Tác dụng phụ có thể gặp như: bốc hỏa và khô âm đạo giống như hiện tượng ở một phụ nữ mãn kinh. Các thuốc chủ vận GnRH được khuyến cáo không nên dùng trong hơn 6 tháng liên tục, vì xương có thể bị suy yếu khi sử dụng trong thời gian dài.

 (Biên dịch: Dương Thùy Linh – Cử nhân điều dưỡng tiên tiến K1 – ĐH Y Hà Nội)

Xem thêm về Rong kinh tại: http://easycare.vn/kien-thuc/rong-kinh-phan-1-499

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: rong kinh tránh thai nội tiết vòng tránh thai nội tiết điều trị rong kinh kinh nguyệt giảm chảy kinh nguyệt vòng tránh loại thuốc dùng trong trong tháng dùng thuốc hiện tượng liệu pháp được dùng vòng tránh thai phương pháp điều


Tony Tan Yew Teck

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Shamini Nair

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Joan Thong Pao-Wen

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Huỳnh Thị Phương

189 Đường Lê Văn Việt , Phường Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Đặng Vĩnh Dũng

Số 1, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Chuyên: Ngoại Khoa, Ngoại Tổng Hợp, Sản Phụ Khoa

9 dấu hiệu báo động “vùng kín” có vấn đề

Đôi khi, “vùng kín” có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ...

Chứng trào ngược acid dạ dày khi mang thai

Trào ngược acid dạ dày là gì? - Trào ngược acid dạ dày- thực quản là...

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh chlamydia

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ. Ở...

Tại sao vẫn có thể thụ thai trong "ngày đèn đỏ"?

Sự thụ thai diễn ra khi người phụ nữ có quan hệ tình dục xung...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Vui lòng đợi...