Sẩy thai


 

sẩy thai

 

Những nguyên nhân nào gây ra sẩy thai? Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra sẩy thai; nó có thể sảy ra khi:

  • Bào thai bắt đầu phát triển nhưng sau đó dừng không phát triển nữa, thường là do các nguyên nhân về gen

  • Người mẹ có các vấn đề nào đó về sức khỏe như đái tháo đường được kiểm soát kém hoặc các vấn đề liên quan đến hình dạng của tử cung.

Những triệu chứng của sẩy thai là gì? Các triệu chứng phổ biến nhất của sẩy thai là chảy máu âm đạo và đau bụng hoặc co thắt bụng. Hãy gặp bác sĩ ngay nếu bạn đang mang thai và có những triệu chứng này. Nếu bạn không chắc chắn rằng bạn có mang thai hay không, hãy làm xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra.

Bạn cũng nên gặp bác sĩ hoặc điều dưỡng nếu bạn đang mang thai và:

  • Sốt cao 100°F (37.8°C) hoặc hơn

  • Có bất kỳ chất rắn nào đi ra từ âm đạo

  • Dịch đặc có mùi khó chịu chảy ra từ âm đạo

Nếu bạn không thể liên lạc với bác sĩ hoặc điều dưỡng, hoặc bạn bị chảy máu nặng (thấm hết một băng vệ sinh trong 1 đến 2 giờ), hãy đến ngay phòng cấp cứu.

Những triệu chứng này không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn bị sảy thai. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra vấn đề mà bạn đang có.

Tôi nên làm những xét nghiệm nào? Bác sĩ có thể khẳng định bạn có bị sảy thai hay không chỉ bằng việc hỏi bạn một số câu hỏi và khám khung chậu. Hoặc bằng việc siêu âm bác sĩ có thể nhìn được tử cung của bạn và kiểm tra xem có tim thai hay không. Nếu tử cung của bạn có nhịp tim, thì không phải bạn bị sẩy thai. Bác sĩ có thể nói cho bạn biết nếu bạn cần phải những xét nghiệm khác. Bạn có thể sẽ cần phải làm xét nghiệm máu và một xét nghiệm máu khác vài ngày sau đó để kiểm tra.

Nếu bạn có nhóm máu Rh âm (ví dụ O Rh âm), bạn sẽ cần phải tiêm một mũi tiêm đặc biệt để giúp phòng một số vấn đề trong những lần mang thai tiếp theo. Nếu bạn không biết nhóm máu của mình, hãy hỏi bác sĩ hoặc điều dưỡng để kiểm tra.

Sẩy thai được điều trị như thế nào? Bạn không thể dừng quá trình sẩy thai lại được nếu nó đã xảy ra. Nếu bạn bị sẩy thai,  bào thai và dịch trong tử cung cần phải được loại bỏ hết ra khỏi cơ thể. Có thể bác sĩ sẽ đợi để bào thai tự ra ngoài qua đường âm đạo. Nếu không được, bác sĩ có thể sẽ điều trị cho bạn bằng:

  • Thuốc để giúp tử cung đẩy hết những gì bên trong nó ra ngoài, hoặc

  • Phẫu thuật để loại bỏ những thứ còn sót lại trong tử cung của do quá trình mang thai.

Tôi có thể phòng tránh sẩy thai được không? Không có cách nào để chắc chắn rằng bạn sẽ không bị sẩy thai. Nhưng bạn có thể làm giảm nguy cơ sẩy thai bằng việc tránh hút thuốc lá, uống rượu, và chấn thương ở bụng. Sốt hoặc mắc một số bệnh nhiễm trùng cũng làm tăng nguy cơ sẩy thai, do đó bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ về việc làm thế nào để phòng tránh một số bệnh nhiễm trùng.

Một số test xâm lấn mà người phụ nữ có thể phải làm trong khi mang thai để kiểm tra tử cung có thể (nhưng rất hiếm) gây ra sẩy thai. Nếu bác sĩ của bạn gợi ý kiểm tra tử cung của bạn, hãy hỏi xem test đó có thể gây ra sẩy thai hay không. Đồng thời, một số loại thuốc hoặc phương pháp điều trị có thể gây hại cho bào thai. Do đó, trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào (thuốc nam, thuốc không qua kê đơn, hoặc đơn thuốc của bác sĩ) hoặc có các phương pháp điều trị hoặc X quang, hãy hỏi bác sĩ xem nó có thể gây hại cho bào thai hay không.

Tôi nên làm những gì sau khi bị sẩy thai? Sau khi bị sẩy thai, bạn không nên quan hệ hay đưa bất cứ vật gì vào âm đạo của bạn trong vòng 2 tuần. Hãy hỏi bác sĩ xem khi nào bạn có thể bắt đầu sử dụng các biện pháp tránh thai trở lại sau khi đã bị sẩy thai.

Sau khi bị sẩy thai, bạn cảm thấy buồn hoặc lo lắng là chuyện bình thường. Nhưng một số người lại trở nên trầm cảm thực sự. Nếu bạn nghĩ có thể mình đã bị trầm cảm, hãy nói với bác sĩ. Sẽ có những biện pháp điều trị và phương pháp giúp bạn vượt qua được vấn đề này.

Tôi vẫn có thể mang thai bình thường sau khi sẩy thai đúng không? Có thể. Hầu hết những người đã từng bị sẩy thai vẫn có thể mang thai khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, những người đã từng bị sẩy thai sẽ có nguy cơ bị sẩy thai cao hơn những người chưa từng bị.

Bác sĩ có thể sẽ gợi ý bạn đợi 2 đến 3 tháng trước khi mang thai trở lại. Nếu bạn bị sẩy thai 3 lần hoặc nhiều hơn, có thể bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân.

 

(Biên dịch: Ngô Thị Thủy - Cử nhân điều dưỡng tiên tiến K1 - ĐH Y Hà Nội)

 

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: Sẩy thai tử cung bào thai mang thai hoặc điều điều dưỡng bằng việc phương pháp pháp điều bình thường những người những triệu chứng hoặc điều dưỡng thuốc nam


Phạm Thị Hồng Loan

470/7 Tô Ký, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, HCM
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Trần Văn Tân

33 Nguyễn Huy Lượng, Phường 14, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Lê Thị Yến

522-524 Nguyễn Chí Thanh, P.7, Q.10, TP.HCM
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Joan Thong Pao-Wen

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Watt Wing Fong

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

9 dấu hiệu báo động “vùng kín” có vấn đề

Đôi khi, “vùng kín” có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ...

Chứng trào ngược acid dạ dày khi mang thai

Trào ngược acid dạ dày là gì? - Trào ngược acid dạ dày- thực quản là...

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh chlamydia

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ. Ở...

Tại sao vẫn có thể thụ thai trong "ngày đèn đỏ"?

Sự thụ thai diễn ra khi người phụ nữ có quan hệ tình dục xung...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Vui lòng đợi...