Sinh thường sau khi đã sinh mổ trước đây được không?


sinh đường âm đạo

Ảnh minh họa: Sinh qua đường âm đạo

sinh mổ

Ảnh minh họa: Sinh mổ (là một cuộc mổ để lấy đứa trẻ ra khỏi tử cung của người mẹ)

Nhiều năm trước, các bác sĩ nghĩ rằng sau khi người phụ nữ đã sinh mổ một lần thì họ sẽ phải tiếp tục sinh mổ trong tất cả những lần sinh tiếp theo. Đó là vì tử cung của họ đã bị rạch ra trong khi sinh mổ. Mặc dù vết rạch đã được khâu lại và chữa lành, nhưng các bác sĩ vẫn lo lắng rằng vết mổ đó có thể rách ra khi người phụ nữ chuyển dạ. Ngày nay, các bác sĩ biết rằng điều đó rất hiếm khi xảy ra. Nhiều sản phụ có thể sinh đường âm đạo một cách an toàn sau khi đã sinh mổ.

Hiện nay, những người đã từng đẻ mổ có thể lựa chọn cách mà họ muốn sinh. Họ có thể:

  • Cố gắng tiếp tục chuyển dạ và sinh đường âm đạo: các bác sĩ gọi đó là thử chuyển dạ sau sinh mổ, viết tắt là “TOLAC”. Một cuộc thử chuyển dạ có thể hiệu quả và kết thúc bằng việc sinh đường âm đạo. Nhưng đôi khi, nó lại không có tác dụng, và người sản phụ vẫn cần phải mổ để lấy đứa bé ra.
  • Lập kế hoạch tiếp tục sinh mổ trước khi bắt đầu chuyển dạ

Những lợi ích của việc sinh đường âm đạo sau khi đã sinh mổ là gì? Lợi ích của việc này bao gồm:

  • Thời gian nằm viện sau khi sinh ngắn hơn so với sinh mổ
  • Ít đau hơn và thời gian hồi phục ngắn hơn (thông thường)
  • Ít biến chứng sau sinh hơn. Những người sinh mổ thường có nguy cơ gặp phải một số vấn đề như: sốt, nhiễm trùng, cục máu đông ở chân, hoặc cần truyền máu…cao hơn.

Những vấn đề nào có thể xảy ra khi tiến hành cuộc thử chuyển dạ? Các vấn đề khác nhau có thể xảy ra khi thử chuyển dạ. Nhưng vấn đề mà các bác sĩ và hộ sinh lo lắng nhất là rách tử cung. Đây là một trường hợp cấp cứu. Nếu nó xảy ra thì việc đẻ mổ cần phải tiến hành ngay lập tức để lấy đứa trẻ ra.

Thêm nữa, đôi khi cuộc thử nghiệm chuyển dạ không hiệu quả. Việc chuyển dạ không tiến triển một cách bình thường và đứa trẻ cần phải được sinh mổ bằng bất cứ giá nào. Điều này có thể làm cho người sản phụ rất lo lắng và căng thẳng.

Nếu tôi muốn thử và tiến hành sinh đường âm đạo sau khi sinh mổ thì sao? Nếu bạn muốn thử và tiến hành sinh đường âm đạo thì hãy cho bác sĩ hoặc hộ sinh biết. Dựa trên tình trạng riêng của bạn, họ sẽ giúp bạn quyết định xem việc thử nghiệm chuyển dạ có phải là một lựa chọn tốt cho bạn hay không

Thông thường, cuộc thử nghiệm chuyển dạ có cơ hội thành công cao nhất khi:

  • Người phụ nữ đã từng sinh đường âm đạo trước đó (sau đó là sinh mổ)
  • Lần sinh mổ đầu tiên được tiến hành là do đứa trẻ ở vị trí ngôi mông. Ngôi mông là khi chân hoặc mông (không phải đầu) của đứa trẻ ở vị trí gần âm đạo nhất

ảnh bé trong bụng mẹ

Ảnh minh họa: Trước khi sinh, đứa bé nằm trong tử cung với các vị trí khác nhau. Phần lớn chúng nằm quay đầu xuống và gần với âm đạo (hình A). Nhưng một số trẻ lại nằm quay chân, mông, hoặc vai xuống. Các bác sĩ gọi là “ngôi mông” nếu chân hoặc mông của đứa trẻ gần với âm đạo nhất (hình B).

Một số người không nên thực hiện thử chuyển dạ, đó là khi:

  • Tử cung không được mở theo cách thông thường trong lần sinh mổ trước đó
  • Đã từng sinh mổ nhiều lần
  • Sinh đường âm đạo là không an toàn cho mẹ hoặc bé

Thêm nữa, bác sĩ hoặc hộ sinh sẽ chỉ cho phép bạn thử chuyển dạ ở bệnh viện hoặc trung tâm y tế, nơi mà việc sinh mổ có thể tiến hành ngay lập tức nếu cần thiết.

Thủy Ngô

Cử nhân tiên tiến, Đại học Y Hà Nội

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: sinh đường âm đạo sinh thường sinh mổ chân hoặc tiến hành nghiệm chuyển ngôi mông


Huỳnh Thị Phương

189 Đường Lê Văn Việt , Phường Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Nguyễn Thị Bích Ngọc

52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Chuyên: Sản Phụ Khoa, Hiếm Muộn, Siêu Âm Thai

Koh Gim Hwe

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Đặng Vĩnh Dũng

Số 1, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Chuyên: Ngoại Khoa, Ngoại Tổng Hợp, Sản Phụ Khoa

Joan Thong Pao-Wen

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

9 dấu hiệu báo động “vùng kín” có vấn đề

Đôi khi, “vùng kín” có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ...

Chứng trào ngược acid dạ dày khi mang thai

Trào ngược acid dạ dày là gì? - Trào ngược acid dạ dày- thực quản là...

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh chlamydia

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ. Ở...

Tại sao vẫn có thể thụ thai trong "ngày đèn đỏ"?

Sự thụ thai diễn ra khi người phụ nữ có quan hệ tình dục xung...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Vui lòng đợi...