Sức khỏe bà mẹ và dinh dưỡng trong thời kỳ cho con bú


chế độ ăn cho con bú

DINH DƯỠNG VỚI PHỤ NỮ CHO CON BÚ

Lượng calo khuyến cáo --- Tổng lượng calo mà một phụ nữ cần phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Cân nặng

  • Tuổi

  • Chiều cao

  • Mức độ hoạt động thể chất

Ví dụ, một phụ nữ 25 tuổi, không cho con bú và cao 162cm, nặng 64kg và cũng không hoạt động nhiều lắm cần khoảng 2190calo/ngày. Một phụ nữ lớn tuổi hơn, thấp hơn, cân nặng ít hơn hoặc ít hoạt động hơn cần ít lượng calo hơn, trong khi một phụ nữa cao hơn, trẻ hơn, cân nặng nhiều hơn hoặc hoạt động nhiều hơn cần lượng calo nhiều hơn.

Năng lượng và nhu cầu dinh dưỡng của những phụ nữ cho con bú sẽ lớn hơn những người không cho con bú. Lượng năng lượng mất qua việc bài tiết sữa mẹ trong suốt 6 tháng từ khi sinh ra là khoảng 500kcal/ngày. Bởi vì việc giảm cân sẽ hỗ trợ cho sự mất mát này (xấp xỉ 170 kcal/ngày), nên lượng calo khuyến cáo hàng ngày là khoảng 330kcal/ngày bổ sung thêm.

Ví dụ với phụ nữ ở trên, trong trường hợp đang cho con bú, thì lượng calo nên cung cấp hàng ngày là 2520calo/ngày.

GIẢM CÂN ĐỐI VỚI PHỤ NỮ ĐANG CHO CON BÚ

Trong thời kỳ mang thai, hầu hết phụ nữ đều tăng cân, và sau khi sinh sẽ giảm dần. Giảm một lượng cân nặng vừa phải bằng cách điều chỉnh chế độ ăn và/hoặc tập thể dục thường không ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiết đủ sữa.

VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT CẦN BỔ SUNG KHI CHO CON BÚ

Những người phụ nữ khỏe mạnh và có chế độ ăn cân bằng gồm thịt và cá thường không phải dùng thêm vitamin trong thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên, tất cả phụ nữ, bao gồm cả những người đang cho con bú nên đảm bảo rằng cung cấp đủ lượng canxi và vitamin D hợp lý.

Đối với người ăn chay hoàn toàn --- Những phụ nữ khỏe mạnh nhưng không ăn thịt, gà, cá hoặc các chế phẩm từ thịt cần phải bổ sung các loại vitamin có chứa vitamin B12. Hiện nay, hầu hết đều có các loại vitamin tổng hợp có chứa một lượng vitamin B12 thích hợp.

Canxi --- Thời kỳ mang thai và cho con bú thường gây ra giảm mô xương tạm thời. Tuy nhiên, các mô bị mất này sẽ tái tạo sau khi ngừng cho con bú. Bạn có thể phòng ngừa việc này bằng cách bổ sung canxi trong lúc mang thai hoặc cho con bú. Tất cả phụ nữ trưởng thành nên cung cấp ít nhất 1000mg canxi/ngày; bé gái vị thành niên nên cung cấp 1300mg canxi/ngày.

Các thực phẩm giàu canxi là sữa và các chế phẩm hàng ngày từ sữa như pho-mát, sữa chua cũng như là rau xanh (Bảng 1). Nếu bạn không thể cung cấp đủ canxi qua thức ăn, thì bạn nên bổ sung thêm qua các viên uống canxi.

Bảng 1: Một số thực phẩm giàu canxi

Thực phẩm Hàm lượng canxi (mg)
Sữa (240ml) 300
Sữa chua (168g) 250
Nước cam ép (240ml) 300
Tào phớ (113g) 435
Phô mai (28g) 195 – 335 (phô mai cứng có hàm lượng canxi cao hơn)
Phô mai làm từ sữa đã gạn kem (113g) 130
Kem (113g) 100
Sữa đậu nành (240g) 300
Đậu (113g) 60 – 80
Rau xanh thẫm màu (113g) 50 – 135
Cam (1 quả vừa) 60
 

Vitamin D --- Việc hấp thụ canxi phụ thuộc vào nồng độ vitamin D thích hợp. Cả phụ nữ đang cho con bú và không cho con bú đều yêu cầu khoảng 600 int đơn vị vitamin D/ngày. Sữa bổ sung vitamin  D là một nguồn tốt để bổ sung vitamin D hàng ngày, với khoảng xấp xỉ 100 int đơn vị trong 1 cốc. Các sản phẩm bổ sung vitamin D hoặc canxi kèm vitamin D cũng là một nguồn bổ sung tốt.

Sắt --- Những phụ nữ không bị thiếu máu sau khi sinh và những người chỉ cho con bú bằng sữa mẹ thường sẽ không có hành kinh trong 4 – 6 tháng đầu sau sinh. Do đó, chỉ có một lượng nhỏ sắt bị mất trong máu hành kinh. Vì thế, việc bổ sung sắt thường không cần thiết trong thời gian này.

Với những phụ nữ mất máu sau sinh thì thường sẽ phải bổ sung thêm sắt, có thể dùng các sản phẩm bổ sung sắt theo đơn của bác sỹ hoặc tự mua. Tuy nhiên nên thảo luận với bác sỹ về loại thuốc và liều dùng trước khi sử dụng.

--- Học viện Nhi khoa Hoa kỳ khuyến cáo rằng các bà mẹ nên cung cấp 200 – 300mg axit béo omega-3 mỗi ngày. Điều này có thể thực hiện qua việc ăn từ 1 – 2 bữa cá trong một tuần, ví dụ như cá trích, cá ngừ đóng hộp hoặc cá hồi. Các bà mẹ cũng nên tránh ăn một số loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu hoặc cá lát.

Hãy nhớ kiếm tra nguồn gốc của cá trước khi sử dụng.

CÁC LOẠI THUỐC AN TOÀN CHO PHỤ NỮ MANG THAI

Hầu hết các loại thuốc mà các bà mẹ uống trong thời kỳ cho con bú là an toàn đối với trẻ. Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ. Vì thế, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào. Một số loại thuốc là an toàn nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến lượng sữa được tiết ra. Ví dụ, estrogen/progesterone kết hợp trong viên tránh thai có thể giảm lượng sữa. Do vậy, phụ nữ đang cho con bú không được khuyến cáo sử dụng loại thuốc tránh thai kết hợp này. Viên tránh thai progesterone đơn độc, dụng cụ tử cung thường ít khi ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa hơn, mặc dù cũng có báo cáo cho rằng việc đặt sớm các dụng cụ tử cung có chứa progesterone có thể làm giảm thời gian cho con bú. Vì thế, các biện pháp tránh thai không hormone được khuyên dùng hơn cho các bà mẹ đang cho con bú.

Các thuốc làm thông mũi có chứa pseudoephedrine (Sudafed) cũng có thể làm giảm lượng sữa tiết ra.

Các thuốc nên tránh trong thời kỳ cho con bú --- Một số thuốc có ảnh hưởng không tốt cho trẻ sơ sinh và những bà mẹ đang cho con bú nên tránh sử dụng. Các thuốc trái phép như amphetamines, cocaine, phencyclidine (PCP) và heroin đều không an toàn cho cả mẹ và bé, những phụ nữ sử dụng các thuốc này được khuyến cáo không nên cho con bú. Không có nhiều số liệu thống kê về các tác động của marijuana lên trẻ sơ sinh, tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng thuốc này khi đang cho con bú.

Rượu --- Khi một phụ nữ đang cho con bú sử dụng rượu, một lượng nhỏ rượu có thể qua được sữa mẹ. Và liệu điều này có được coi là an toàn hay không vẫn đang là một vấn đề gây tranh cãi. Có một vài yếu tố ảnh hưởng đến lượng rượu qua được sữa mẹ và lượng mà trẻ hấp thụ.

Đối với một phụ nữ có cân nặng trung bình, sẽ mất khoảng 2 tiếng để đào thải một lượng rượu tương đương 1 chén. Do vậy, để tránh việc lượng rượu qua được sữa mẹ sẽ ảnh hưởng đến trẻ, nên đợi 2 tiếng sau khi uống rượu mới cho trẻ bú. Nếu uống nhiều hơn, bạn nên đợi thêm cứ mỗi 2 tiếng cho mỗi chén rượu uống thêm.

Caffeine --- Hầu hết phụ nữ đang cho con bú có thể uống một lượng vừa phải caffeine mà không ảnh hưởng gì đến trẻ. Viện Nhi khoa Hoa kỳ định nghĩa lượng café có thể chấp nhận được trong thời kỳ cho con bú là 2 đến 3 cốc/ngày. Tuy nhiên, cũng có một số trẻ khá nhạy cảm với caffeine và trở nên hơi kích động hoặc khó ngủ với chỉ một lượng nhỏ caffeine. Mức độ nhạy cảm với caffeine của trẻ sơ sinh thường sẽ giảm dần theo thời gian, bởi vì độ thanh thải caffeine thường chậm khi mới sinh, nhưng sẽ tăng dần sau khoảng 3 – 5 tháng tuổi.

Thuốc lá --- Trẻ sơ sinh có bố mẹ hút thuốc sẽ có nguy cơ mắc phải một số vấn đề cao hơn so với các trẻ khác, bao gồm hen suyễn, viêm phổi, viêm tai, viêm phế quản và Hội chứng chết sơ sinh đột ngột (SIDS). Các trẻ đang bú có mẹ hút thuốc hoặc sống trong môi trường có người hút thuốc cũng có các nguy cơ này. Việc cắt giảm hoặc bỏ thuốc có thể làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe trên cho trẻ.Tuy nhiên, với những phụ nữ không thể bỏ thuốc, thì việc cho con bú bằng sữa mẹ vẫn có nhiều lợi ích hơn dùng sữa công thức. Hút thuốc cũng có thể làm giảm lượng sữa mẹ.

(Biên dịch: Dương Thùy Linh - Cử nhân điều dưỡng tiên tiến K1 - ĐH Y Hà Nội)

 

 
Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: cho con bú dinh sưỡng sữa mẹ hàng ngày sung thêm trong thời mang thai thường không lượng canxi thực phẩm sung vitamin thời gian loại thuốc tránh thai giảm lượng lượng rượu


Huỳnh Thị Phương

189 Đường Lê Văn Việt , Phường Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Phạm Thị Hồng Loan

470/7 Tô Ký, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, HCM
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Koh Gim Hwe

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Tan Yew Ghee

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Tony Tan Yew Teck

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

9 dấu hiệu báo động “vùng kín” có vấn đề

Đôi khi, “vùng kín” có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ...

Chứng trào ngược acid dạ dày khi mang thai

Trào ngược acid dạ dày là gì? - Trào ngược acid dạ dày- thực quản là...

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh chlamydia

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ. Ở...

Tại sao vẫn có thể thụ thai trong "ngày đèn đỏ"?

Sự thụ thai diễn ra khi người phụ nữ có quan hệ tình dục xung...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Vui lòng đợi...