Thời kì mãn kinh


mãn kinh

Làm sao để biết tôi đang trải qua thời kì mãn kinh? — Hầu hết phụ nữ bắt đầu lo lắng về thời kì mãn kinh khi kinh nguyệt hàng tháng của họ bắt đầu thay đổi. Nếu bạn đang trải qua thời kì mãn kinh, bạn có thể:

●Có kinh nguyệt nhiều hoặc ít hơn bình thường (ví dụ, mỗi 5 đến 6 tuần, thay vì có kinh mỗi 4 tuần)

●Kinh nguyệt kéo dài ngắn ngày hơn trước kia

●Mất một hoặc nhiều chu kì

●Có các triệu chứng của thời kì mãn kinh, ví dụ như bốc hỏa

Nếu tử cung đã bị cắt mà vẫn còn buồng trứng, sẽ rất khó để xác định khi nào bạn trải qua thời kì mãn kinh. Tuy vậy phụ nữ không còn tử cung vẫn có thể có các triệu chứng của thời kì mãn kinh. Nếu buồng trứng bị cắt bỏ trước độ tuổi mãn kinh, phụ nữ sẽ trải qua tình trạng “mãn kinh do phẫu thuật”. Điều này có nghĩa là bạn trải qua thời kì mãn kinh sớm do cắt bỏ buồng trứng.

Các triệu chứng của thời kì mãn kinh là gì? — Một số phụ nữ trải qua thời kì mãn kinh mà không có triệu chứng gì. Nhưng hầu hết phụ nữ có một hoặc nhiều hơn những triệu chứng sau:

Bốc hỏa – cảm thấy có cơn nóng bắt đầu từ ngực và mặt rồi lan dần ra khắp cơ thể. Bốc hỏa thường bắt đầu xảy ra trước khi bạn không còn kinh nguyệt hàng tháng.

Ra mồ hôi đêm – Khi hiện tượng bốc hỏa xảy ra trong khi ngủ, phụ nữ sẽ “ra mồ hôi đêm”. Điều này gây khó chịu và ngủ không ngon giấc.

Các vấn đề về giấc ngủ – Trong thời kì tiền mãn kinh, một số phụ nữ gặp vấn đề về giấc ngủ, có thể có hoặc không liên quan đến việc ra mồ hôi đêm.

Khô âm đạo – Mãn kinh có thể là nguyên nhân gây nên âm đạo và các mô xung quanh khô và mỏng,  Tình trạng này có thể gây khó chịu hoặc đau đớn khi quan hệ tình dục.

Trầm cảm – Trong thời kì tiền mãn kinh, một số phụ nữ có triệu chứng của trầm cảm. Đặc biệt là những người đã từng trầm cảm trước đó. Các triệu chứng của trầm cảm bao gồm:

•Buồn chán

•Mất hứng thú

•Ngủ quá nhiều hoặc quá ít

Gặp khó khăn trong ghi nhớ hoặc tập trung – Điều này có thể là do tình trạng thiếu ngủ thường xuyên xảy ra ở phụ nữ mãn kinh hoặc do thiếu hụt hormone estrogen. Một số chuyên gia cho rằng estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa chức năng não bộ.

Tôi có nên gặp bác sĩ hoặc điều dưỡng? — Nếu bạn trên 45 tuổi và chu kì của bạn bắt đầu thay đổi, bạn không cần gặp bác sĩ hoặc điều dưỡng. Nhưng bạn nên gặp bác sĩ hoặc điều dưỡng nếu những triệu chứng của mãn kinh thực sự gây khó chịu. Ví dụ, bạn đi khám nếu mất ngủ bởi ra mồ hôi đêm, hoặc bạn bắt đầu cảm thấy buồn chán và không hứng thú với bất kì việc gì nữa.

Bạn cũng nên khám bác sĩ hoặc điều dưỡng nếu:

●Có kinh nguyệt thường xuyên hơn mỗi 3 tuần

●Chảy máu nhiều trong suốt chu kì

●Có ít máu ra giữa các chu kì

●Đã trải qua thời kì mãn kinh (12 tháng không có kinh nguyệt) và bắt đầu lại có kinh trở lại, kể cả chỉ một đốm máu

Có xét nghiệm nào chẩn đoán thời kì mãn kinh không? — Có. Nhưng các bác sĩ thường chỉ định chỉ khi phụ nữ quá trẻ để mãn kinh hoặc các trường hợp đặc biệt khác.

Tôi có thể mang thai được không? — Miễn là bạn vẫn có kinh nguyệt, thậm chỉ kể cả khi kinh nguyệt không thường xuyên, bạn vẫn có khả năng mang thai. Nếu bạn quan hệ tình dục và không muốn mang thai, hãy sử dụng các biện pháp tránh thai. Nếu bạn không có kinh nguyệt trong tròn một năm, có thể khác chắc chắn rằng bạn đã trải qua thời kì mãn kinh và không thể mang thai được nữa.

Các triệu chứng của mãn kinh được chữa trị như thế nào? — Các phương pháp điều trị bao gồm:

Hormones (estrogen) – Hormone estrogen là phương pháp hiệu quả nhất điều trị triệu chứng mãn kinh. Phụ nữ không còn tử cung có thể dùng estrogen một mình. Phụ nữ còn tử cung phải dùng estrogen cùng với một loại hormone khác, được gọi là progesterone. Các chuyên gia cho rằng những loại hormone này an toàn và hiệu quả cho phụ nữ ở độ tuổi 40-50 mang các triệu chứng của mãn kinh. Nếu bạn muốn dùng hormones, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc điều dưỡng về lựa chọn này. Bạn không nên dùng hormone nếu bạn bị ung thư vú, nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc có cục máu đông.

Phụ nữ bị khô âm đạo mà không có các triệu chứng khác của mãn kinh có thể sử dụng estrogen đặt âm đạo. Estrogen đặt âm đạo có dạng kem, viên hoặc vòng. Estrogen đặt đâm đạo có liều lượng nhỏ không làm tăng quá nhiều hàm lượng estrogen trong các bộ phận khác của cơ thể.

Ospemifene (tên thương mại: Osphena) – giúp giảm thiểu khô âm đạo do mãn kinh, nhưng có thể gây nên bốc hỏa. Thuốc này tương tự estrogen nhưng không phải là estrogen. Thuốc dưới dạng viên, dành cho phụ nữ không thích sử dụng thuốc đặt âm đạo.

Thuốc chống trầm cảm – giúp giảm nhẹ triệu chứng bốc hỏa và trầm cảm. Kể cả phụ nữ không bị trầm cảm cũng vẫn có thể sử dụng để điều trị bốc hỏa.

Thuốc chống co giật – Một trong những loại thuốc dùng để phòng co giật có tác dụng giúp giảm bốc hỏa ở một số phụ nữ - kể cả khi họ không bị co giật.

Tôi có thể làm gì để giảm các triệu chứng của mãn kinh? — Có một số cách dưới đây. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn áp dụng bất cứ “phương thức tự nhiên” nào bởi chúng có thể không an toàn, đặc biệt với bệnh nhân có tiền sử ung thư vú.

Triệu chứng Những gì bạn có thể làm
Bốc hỏa và ra mồ hôi đêm

Mặc quần áo theo nhiều lớp để khi nóng có thể dễ dàng cởi bớt

- Tránh dùng đồ uống nóng, trà, cà phê

- Dùng khăn ướt, lạnh áp vào cổ trong cơn bốc hỏa

- Bỏ hút thuốc, nếu có

Khô âm đạo

Dùng chất bôi trơn trước khi quan hệ

- Dùng kem dưỡng ẩm cho âm đạo, như Replens hoặc Lubrin

Các vấn đề về giấc ngủ

Đi ngủ và thức dậy đúng giờ định sẵn, kể cả khi mất ngủ hay ngủ không ngon giấc

- Tránh dùng các chất có caffeine vào buổi chiều và tránh đồ uống có cồn

Trầm cảm

Cố gắng sống chủ động, tích cực. Vận động và tập thể dục giúp ngăn ngừa trầm cảm

- Tìm đến các trợ giúp xã hội từ những người phụ nữ giống bạn

   

 

Tôi có thể làm gì để bảo vệ xương? — Bạn có thể:

●Dùng thuốc bổ sung canxi và vitamin D

●Sống chủ động, tích cực (tập luyện thể dục giúp xương chắc khỏe)

●Hỏi ý kiến bác sĩ về thời điểm nên đo mật độ xương

Nếu cần, bác sĩ có thể kê cho bạn các loại thuốc giúp xương chắc khỏe.

(Biên dịch: Lê Thân Phương - Cử nhân điều dưỡng tiên tiến K1 - ĐH Y Hà Nội)

 

 
Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: mãn kinh bốc hỏa khô âm đạo trầm cảm mất ngủ estrogen mang thai hoặc điều dưỡng giấc ngủ


Nguyễn Đình Vinh

969 Nguyễn Kiệm, P. 3, Q. Gò Vấp, Hồ Chí Minh
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Ngô Thị Mỹ Phụng

006 Tòa Nhà H1 Đường Hoàng Diệu, P. 9, Q. 4, TP.HCM
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Sheila Loh Kia Ee

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Nông Bích Liên

Số 83 Dốc Phụ Sản, Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội (Bên cạnh PK Hồng Tâm)
Chuyên: Sản Phụ Khoa, Siêu Âm Thai

Lê Thị Lục Hà

17A Khuông Việt, P. Phú Trung, Q. Tân Phú, Hồ Chí Minh
Chuyên: Sản Phụ Khoa

9 dấu hiệu báo động “vùng kín” có vấn đề

Đôi khi, “vùng kín” có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ...

Chứng trào ngược acid dạ dày khi mang thai

Trào ngược acid dạ dày là gì? - Trào ngược acid dạ dày- thực quản là...

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh chlamydia

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ. Ở...

Tại sao vẫn có thể thụ thai trong "ngày đèn đỏ"?

Sự thụ thai diễn ra khi người phụ nữ có quan hệ tình dục xung...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Vui lòng đợi...