Thừa cân khi mang thai


Thế nào là thừa cân khi mang thai?

Để đánh giá thừa cân khi mang thai, người ta dựa vào chỉ số BMI (chỉ số khối của cơ thể tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m)).

Những phụ nữ có chỉ số BMI lớn hơn 25 được coi là thừa cân. Họ dễ bị mắc một số bệnh khi mang thai như đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, cao huyết áp. Rủi ro này càng tăng cao khi chỉ số BMI lớn hơn 30.

Theo các chuyên gia sản khoa, trong 9 tháng mang thai, chị em chỉ cần tăng 11-14kg là đủ.

Thừa cân khi mang thai

Những mối nguy hiểm khi thừa cân ở phụ nữ mang thai

– Sẩy thai: Tỉ lệ sẩy thai dưới 12 tuần ở những người này là 20%, nếu mẹ có BMI trên 30 thì tỉ lệ này là 25%.

– Bệnh đái tháo đường thai kỳ: Nếu mẹ bầu có chỉ số BMI trên 30, thì đồng nghĩa với việc tỉ lệ bị đái tháo đường thai kỳ của những bà mẹ này cao gấp 3 lần những bà mẹ có BMI dưới 30.

– Huyết áp cao và tiền sản giật: Nếu mẹ bầu có tỉ lệ BMI trên 35 vào thời gian đầu mang thai thì nguy cơ bị tiền sản giật cao gấp 2 lần so với những mẹ có tỉ lệ này dưới 25.

– Máu đông: Tất cả những phụ nữ thừa cân khi mang thai đều có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn những phụ nữ bình thường, và nếu BMI của bạn trên 30 thì nguy cơ này cũng tăng lên.

– Sinh bé nặng trên 4kg. Tỉ lệ này đối với phụ nữ có BMI từ 20-30 là 7%, còn nếu BMI trên 30 thì tỉ lệ này là 14%. Trẻ sinh ra có cân nặng lớn cũng có nguy cơ béo phì và tiểu đường cao hơn những trẻ khác.

– Một số vấn đề khác như: sinh non (trước 37 tuần), chết non, trẻ bị dị tật bẩm sinh, khó phát hiện dị tật ở trẻ.

Hạn chế những ảnh hưởng xấu của việc thừa cân khi mang thai

Nếu mẹ bầu tăng cân quá nhiều khi đang mang thai thì cũng đừng cố giảm cân ngay thời gian này vì rất nguy hiểm. Và cũng chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy rằng giảm cân khi đang mang thai có thể hạn chế được các rủi ro trên.

Cách tốt nhất đấy để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé đó là mẹ hãy thường xuyên lui tới các trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, gặp gỡ bác sĩ hay chuyên gia sức khỏe để họ có thể kiểm tra cho mẹ và bé tốt nhất. Họ có thể kiểm soát được những mối nguy hiểm mà mẹ và bé có thể gặp phải liên quan đến cân nặng và sớm đưa ra biện pháp để giải quyết vấn đề.

Thừa cân khi mang thai

Mẹ cũng nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và hoạt động nhẹ nhàng hằng ngày. Nếu có thể, mẹ nên xin tư vấn của một chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn uống khỏe mạnh và làm thế nào để luôn thấy vui vẻ tích cực khi đang mang thai. Ăn uống khỏe mạnh và tập thể dục như đi bộ, bơi rất tốt cho sức khỏe bà bầu. Nếu trước khi mang thai, thai phụ không phải là người thích vận động thì nên hỏi bác sĩ trước khi bắt đầu một chế độ tập luyện khi mang thai.

 

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: thừa cân béo phì mang thai thai kỳ đái tháo đường BMI sinh non tiền sản giật sẩy thai cân nặng tiểu đường


Trần Văn Tân

33 Nguyễn Huy Lượng, Phường 14, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Trần Thị Kim Xuyến

Số 3, Đường 17A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Hồ Thị Hải

6 Nguyễn Văn Mai, P. 8, Q. 3
Chuyên: Sản Phụ Khoa, Nội Khoa, Nhi Khoa

Nguyễn Thị Bích Ngọc

52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Chuyên: Sản Phụ Khoa, Hiếm Muộn, Siêu Âm Thai

Lee I Wuen

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

9 dấu hiệu báo động “vùng kín” có vấn đề

Đôi khi, “vùng kín” có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ...

Chứng trào ngược acid dạ dày khi mang thai

Trào ngược acid dạ dày là gì? - Trào ngược acid dạ dày- thực quản là...

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh chlamydia

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ. Ở...

Tại sao vẫn có thể thụ thai trong "ngày đèn đỏ"?

Sự thụ thai diễn ra khi người phụ nữ có quan hệ tình dục xung...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Vui lòng đợi...