Tiêm vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung


Vắc xin là phương pháp điều trị bằng cách ngăn ngừa nhiễm trùng. Vắc xin giúp cơ thể biết cách chiến đấu với các loại mầm bệnh có thể gây nhiễm trùng. Vắc xin thường dùng đường tiêm, có trường hợp dùng đường xịt mũi hoặc đường uống.

Tại sao nên tiêm vắc xin HPV? Vắc xin HPV có thể ngăn ngừa nhiễm trùng từ vi-rút HPV. Nhiễm trùng HPV ở bộ phận sinh dục có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung ở phụ nữ hoặc cũng có thể gây ra mụn cơm ở bộ phận sinh dục cho cả phụ nữ và đàn ông. Hơn nữa, nhiễm trùng HPV ở miệng hoặc họng có thể dẫn tới ung thư miệng và họng ở cả phụ nữ và đàn ông.

Hầu hết những người bị nhiễm trùng HPV ở bộ phận sinh dục hoặc miệng và họng thường không bao giờ bị ung thư, tuy nhiên, rất khó để xác định họ có thể bị ung thư sau khi nhiễm trùng HPV hay không. Các vắc xin HPV là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa nhiễm trùng HPV.

Con người bị nhiễm trùng HPV như thế nào? Có thể bị nhiễm trùng HPV nếu miệng hoặc bộ phận sinh dục tiếp xúc với miệng hoặc bộ phận sinh dục của những người mang bệnh. Những người có nhiều bạn tình thường có nguy cơ cao hơn bị nhiễm trùng HPV.

Các triệu chứng của nhiễm trùng HPV là gì? Hầu hết những người bị nhiễm trùng với HPV không có bất cứ triệu chứng nào cho đến khi khỏi, nhưng ở một số người nhiễm trùng HPV không mất đi. Những người bị nhiễm trùng HPV kéo dài thường có nguy cơ cao bị ưng thư cổ tử cung, ung thư miệng hoặc họng, và mụn cơm tại bộ phận sinh dục. Những vấn đề sức khỏe này thường xảy ra trong nhiều năm sau khi bị nhiễm trùng lần đầu.

Hiện tại có 3 loại vắc xin HPV khác nhau đang lưu hành dưới dạng mũi tiêm, và đều gồm 3 mũi trong khoảng thời gian hơn 6 tháng.

Độ tuổi nào nên tiêm vắc xin HPV? Hầu hết bác sỹ khuyến cáo tiêm vắc xin HPV ở độ tuổi 11-12, nhưng có thể tiêm vắc xin vào bất cứ lúc nào trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi. Không nên tiêm vắc xin khi đang mang thai.

Vắc xin HPV hoạt động tốt nhất khi chưa bị nhiễm trùng HPV. Vắc xin HPV không thể chữa nhiễm trùng cho những người đang có vi-rút, đó là lý do tại sao nên tiêm vắc xin trước khi có quan hệ tình dục là tốt nhất. Nếu bạn đã từng quan hệ tình dục thì hãy trao đổi với bác sỹ, họ sẽ khuyến cáo bạn nên tiêm hay không nên tiêm.

Các tác dụng phụ của vắc xin HPV là gì? Vắc xin HPV có thể gây sưng, đỏ hoặc viêm tại nơi tiêm. Nó có thể gây tử vong nhưng rất hiếm. Để đảm bảo điều đó không xảy ra, bác sỹ sẽ yêu cầu bạn ở lại bàn kiểm tra vài phút sau mũi tiêm.

Vắc xin HPV có luôn hoạt động? Vắc xin HPV là biện pháp phòng tránh tốt nhiễm trùng HPV và ung thư cổ tử cung. Nó có thể ngăn ngừa ung thư miệng và họng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, khi đã tiêm vắc xin vẫn có thể bị nhiễm trùng HPV.

Vắc xin HPV có ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục khác không? Câu trả lời là không. Vắc xin HPV không ngăn ngừa các bệnh khác lây qua đường tình dục. Để phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục, bạn nên luôn luôn sử dụng bao cao su.

Nếu đã tiêm vắc xin HPV thì có cần kiểm tra ung thư cổ tử cung? Câu trả lời là có, tất cả mọi phụ nữ kể cả những người đã tiêm vắc xin HPV nên kiểm tra ung thư cổ tử cung định kỳ.

Làm sao để biết là đã bị nhiễm trùng HPV? Mỗi lần có mụn cơm tại bộ phận sinh dục là bị nhiễm trùng HPV nhưng nó khác với loại HPV có thể gây ung thư. Nếu bạn là phụ nữ, bác sỹ có thể kiểm tra nhiễm trùng HPV qua một số kiểm tra. Tuy nhiên không có kiểm tra nào cho nhiễm trùng HPV ở miệng hoặc họng.

 

(Biên dịch: Cấn Thị Hoa - Cử nhân điều dưỡng tiên tiến K1 - ĐH Y Hà Nội)

 

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: vắc xin hpv virus hpv nhiễm trùng hpv mụn rộp sinh dục miệng hoặc hoặc họng những người đường tình ngừa nhiễm trùng miệng hoặc họng ung thư miệng


Trần Văn Hùng

1E Trường Chinh, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội
Chuyên: Siêu Âm Thai, Sản Phụ Khoa

Cordelia Han Chih Chih

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Ngô Thị Mỹ Phụng

006 Tòa Nhà H1 Đường Hoàng Diệu, P. 9, Q. 4, TP.HCM
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Sheila Loh Kia Ee

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Hồ Thị Hải

6 Nguyễn Văn Mai, P. 8, Q. 3
Chuyên: Sản Phụ Khoa, Nội Khoa, Nhi Khoa

9 dấu hiệu báo động “vùng kín” có vấn đề

Đôi khi, “vùng kín” có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ...

Chứng trào ngược acid dạ dày khi mang thai

Trào ngược acid dạ dày là gì? - Trào ngược acid dạ dày- thực quản là...

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh chlamydia

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ. Ở...

Tại sao vẫn có thể thụ thai trong "ngày đèn đỏ"?

Sự thụ thai diễn ra khi người phụ nữ có quan hệ tình dục xung...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Vui lòng đợi...