Tìm hiểu về chọc dò ối
Tại sao tôi lại phải thực hiện điều này?
Bạn có thể chọn cách thực hiện xét nghiệm này nếu như:
- Tuổi tác của bạn khiến bạn có nguy cao sinh con mắc hội chứng Down (phụ nữ có thai từ 35 tuổi trở lên)
- Một xét nghiệm tiền sản trước đây cho thấy con bạn có thể có vấn đề
Bạn cũng có thể được đề nghị chọc ối nếu có tiền sử gia đình hoặc có nguy cơ cao bị:
-
Những vấn đề về nhóm máu hiếm RH
-
Bệnh bẩm sinh không có não (anencephaly)
-
Hội chứng suy hô hấp
-
Tật nứt đốt sống
-
Bệnh xơ nang
-
Máu khó đông
-
Bệnh loạn dưỡng cơ
-
Bệnh thiếu máu di truyền
-
Bệnh thiếu máu hồng huyết cầu lưỡi liềm
Xét nghiệm này có rủi ro gì hay không?
Chỉ 1% xét nghiệm này có thể dẫn đến sảy thai, nhưng tốt nhất bạn hãy kiểm tra kỹ để chọn nơi thực hiện xét nghiệm an toàn nhất: những bệnh viện thường xuyên tiến hành xét nghiệm này sẽ có tỷ lệ sảy thai thấp hơn.
Xét nghiệm này được thực hiện thế nào?
Một cây kim sẽ được chọc xuyên qua thành bụng và đưa vào tử cung của bạn. Một mẫu nước ối sẽ được lấy ra. Siêu âm cho phép các bác sĩ kiểm tra để cây kim không làm hại đến con bạn hoặc nhau thai. Việc này thường không gây đau đớn nhưng hầu hết phụ nữ đều cho rằng có chút khó chịu. Sau khi xét nghiệm được hoàn thành (thường mất từ 10 đến 15 phút), bác sĩ sẽ nghe nhịp tim của con bạn để bảo đảm không có vấn đề gì. Bạn sẽ cần nghỉ ngơi 24 giờ sau kiểm tra, nhưng có thể về nhà mà không cần thiết phải ở lại bệnh viện.
Phải mất bao lâu mới có kết quả?
Thường phải mất từ 2-3 tuần để những tế bào lấy từ tử cung của bạn có thể phát triển. Bạn có thể trả thêm tiền để có kết quả nhanh hơn phần nào. Việc này thường mất khoảng 2 tuần.
Nếu có vấn đề gì thì sao?
Bạn sẽ nhận được tư vấn từ một nữ hộ sinh hoặc từ một bác sĩ được đào tạo bài bản – người có thể hỗ trợ và cho bạn biết tất cả mọi tình huống cũng như lựa chọn. Nếu bạn quyết định tiếp tục giữ thai sau khi có kết quả thì có các nhóm hỗ trợ sẵn sàng cho hầu hết mọi điều kiện mà con bạn có thể bị ảnh hưởng.
Những điều cần lưu ý trước khi lựa chọn có thực hiện chọc ối hay không:
- Bạn sẽ làm gì nếu phát hiện ra con có một bất thường nghiêm trọng hoặc một vấn đề di truyền?
- Điều gì sẽ tác động đến bạn, mối quan hệ với chồng, tới cách sống của bạn, và liệu bạn có thể đương đầu với việc có một đứa con có nguy cơ cao bị khuyết tật hay không.
- Yếu tố nguy cơ liên quan đến việc tiến hành xét nghiệm – bạn cần thảo luận điều này với bác sĩ sản khoa hoặc nữ hộ sinh của mình. Hãy hỏi xem tỷ lệ sảy thai là thế nào, cả với trung tâm nơi xét nghiệm này được tiến hành, cả với người sẽ trực tiếp thực hiện việc đó.
- Nếu bạn chọn cách không thực hiện thì phần còn lại của thai kỳ của bạn có đầy lo lắng hay không?
(Theo Pregnancy)