Tìm hiểu về đặt vòng tránh thai


Dụng cụ tử cung là gì? Dụng cụ tử cung hay còn gọi là vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai, nó là một vật nhỏ, hình chữ T mà bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ đưa qua âm đạo và cổ tử cung để vào tử cung. Những dụng cụ này được làm từ nhựa deỏ và có 2 dây nhựa giống như dây câu treo trên cổ tử cung.

Dụng cụ tử cung là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất trong việc tránh thai. Đây là một lựa chọn tốt cho những người không muốn có thai trong vòng ít nhất 1 năm.

Một số phụ nữ lại dùng dụng cụ tử cung vì những lý do khác hơn là để tránh thai. Vì dụ, có loại dụng cụ tử cung có thể dùng để điều trị rong kinh và đau bụng khi hành kinh. Một loại dụng cụ tử cung khác thì được sử dụng như biện pháp tránh thai khẩn cấp, nó được đặt vào tử cung trong vòng 5 ngày sau khi người phụ nữ quan hệ mà không dùng biện pháp tránh thai nào.

Có những loại dụng cụ tử cung nào? Có 2 loại dụng cụ tử cung; một loại giải phóng ra đồng, và một loại giải phóng ra hormone progestin.

  • Dụng cụ tử cung giải phóng ra đồng: chỉ có một loại dụng cụ tử cung giải phóng ra đồng là Paragard và có tác dụng tránh thai trong vòng 10 năm. Một số phụ nữ có kinh nguyệt nhiều hơn và dài hơn so với trước khi họ đặt dụng cụ tử cung. Paragard cũng có thể được sử dụng như một biện pháp tránh thai khẩn cấp.

Ảnh minh họa: Paragard được cấy vào tử cung để tránh thai

 

vòng tránh thai

  • Dụng cụ tử cung giải phóng ra progestin: có 2 loại dụng cụ tử cung giải phóng ra progestin là Mirena và Skyla. Minera có tác dụng tránh thai trong 5 năm còn Skyla là 3 năm. Nhiều người khi sử dụng những dụng cụ này lại có ít kinh và ít đau bụng hơn so với trước đó. Một sô lại hoàn toàn mất kinh, nhưng điều này không gây hại và cũng không cần phải điều trị gì. Kinh nguyệt đều sẽ xuất hiện trở lại khi dụng cụ tử cung được lấy ra

Ảnh minh họa: Mirena IUD

vòng tránh thai

Những lợi ích của việc sử dụng dụng cụ tử cung là gì? Lợi ích của việc sử dụng dụng tử cung bao gồm:

  • Dụng cụ tử cung rất hiệu quả. Có ít hơn 1 trong 100 phụ nữ có thai trong năm đầu tiên sử dụng.
  • Bạn không phải ghi nhớ để làm bất cứ điều gì hay uống bất cứ loại thuốc tránh thai nào
  • Có ít tác dụng phụ
  • Dụng cụ tử cung không chứa estrogen, loại hormone mà một số phụ nữ không thể hoặc không muốn dùng
  • Nếu bạn muốn có thai, bạn có thể tháo nó ra bất cứ lúc nào

Những mặt trái của dụng cụ tử cung là gì? Những mặt trái của dụng cụ tử cung bao gồm:

  • Không giống như bao cao su, dụng cụ tử cung không thể bảo vệ bạn khỏi các bệnh nhiễm trùng khi quan hệ, còn gọi là những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Nhưng bạn tình của bạn có thể sử dụng bao cao su để đề phòng chuyện này
  • Dụng cụ tử cung có thể bị rơi ra ngoài trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu nó xảy ra, bạn cần phải đặt một cái mới. Nếu bạn nhìn thấy dụng cụ tử cung ở trong đồ lót, trên băng vệ sinh, hoặc trong toilet, hãy gọi bác sĩ hoặc điều dưỡng của bạn
  • Chi phi ban đầu cao hơn các biện pháp khác. Nhưng bạn sẽ không phải trả bất kỳ khoản tiền nào trong 3 đến 10 năm sau đó
  • Chỉ có bác sĩ hoặc điều dưỡng mới có thể đặt và tháo dụng cụ tử cung

Bạn không nên sử dụng dụng cụ tử cung nếu bạn mới bị một nhiễm trùng lây lan vào tử cung và các cơ quan lân cận, gọi là “nhiễm trùng vùng chậu”. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như “chalmydia” và “lậu” cũng có thể gây ra bệnh này

Loại dụng cụ tử cung nào là tốt nhất đối với tôi? Bác sĩ hoặc điều dưỡng của bạn có thể giúp bạn chọn loại dụng cụ tử cung phù hợp. Paragard có thể một lựa chọn tốt nếu bạn:

  • Muốn hoặc cần tránh các hormone. Bao gồm những người có huyết khối sâu ở chân
  • Muốn tránh những sự cố trong chu kỳ kinh nguyệt như không có thêm bất cứ chu kỳ hoặc sự chảy máu nào khi bạn không muốn.
  • Muốn kế hoạch sinh đẻ trong 10 năm.

Mirena hoặc Skyla có thể một lựa chọn tốt nếu bạn:

  • Bị rong kinh và đau bụng khi hành kinh. Mirena và Skyla có thể làm cho kinh nguyệt của bạn ít hơn và đỡ đau bụng hơn.
  • Muốn kế hoạch trong 5 năm

Đặt dụng cụ tử cung có gây đau không? Bạn sẽ cảm thấy một chút khó chịu và đau bụng nhẹ sau khi bác sĩ hoặc điều dưỡng đặt dụng cụ vào tử cung của bạn. Những phụ nữ chưa sinh lần nào sẽ hay cảm thấy khó chịu hơn người đã từng sinh con.

Sau khi đặt dụng cụ tử cung, lý tưởng nhất là bạn sẽ không cảm nhận được nó.

Tôi có nên đi gặp bác sĩ hoặc điều dưỡng không? Nếu bạn đang đặt dụng có tử cung, hãy gặp bác sĩ hoặc điều dương của bạn ngay nếu:

  • Đau nhiều ở vùng bụng dưới
  • Chậm kinh hoặc kinh nguyệt rất khác so với bình thường
  • Bạn không thể cảm nhận được dây của dụng cụ tử cung hoặc nếu dây đó có vẻ ngắn hơn bình thường
  • Bạn nghĩ dụng cụ tử cung của bạn đã bị di lệch hoặc rơi xuống
  • Bạn quan hệ với một người có thể hoặc đang có bệnh lây nhiễm qua đường tình dụng, hoặc bạn nghĩ bạn bị một bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nào đó.
  • Bạn bị sốt mà không lý giải được bởi các nguyên nhân khác

 

Ngô Thị Thủy

Cử nhân tiên tiến, Đại học Y Hà Nội

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: đặt vòng tránh thai tránh thai ngừa thai tránh thai an toàn điều dưỡng không muốn thai trong trong vòng loại dụng giải phóng phóng đồng cung giải kinh nguyệt dụng dụng nhiễm trùng đường tình biện pháp tránh pháp tránh thai hoặc điều dưỡng giải phóng đồng cung giải phóng


Lee I Wuen

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Huỳnh Thị Phương

189 Đường Lê Văn Việt , Phường Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Lê Thị Lục Hà

17A Khuông Việt, P. Phú Trung, Q. Tân Phú, Hồ Chí Minh
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Nông Bích Liên

Số 83 Dốc Phụ Sản, Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội (Bên cạnh PK Hồng Tâm)
Chuyên: Sản Phụ Khoa, Siêu Âm Thai

Joan Thong Pao-Wen

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

9 dấu hiệu báo động “vùng kín” có vấn đề

Đôi khi, “vùng kín” có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ...

Chứng trào ngược acid dạ dày khi mang thai

Trào ngược acid dạ dày là gì? - Trào ngược acid dạ dày- thực quản là...

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh chlamydia

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ. Ở...

Tại sao vẫn có thể thụ thai trong "ngày đèn đỏ"?

Sự thụ thai diễn ra khi người phụ nữ có quan hệ tình dục xung...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Vui lòng đợi...