Viêm tắc tia sữa - nỗi ám ảnh của mẹ!


Một số nguyên nhân:

Có một số tác nhân dẫn đến hiện tượng viêm tắc tia sữa:

- Mẹ không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh.  

Viêm tắc tia sữa - nỗi ám ảnh của mẹ!

- Sau khi cho trẻ bú không vệ sinh lau rửa đầu vú sạch.

- Sữa bị đọng lại sau khi trẻ bú không hết, nếu để lâu ngày sẽ gây ôi, tắc và ung nhũ.

- Tinh thần không thư thái dẫn tới việc các bộ phận không làm đúng chức năng, gây ra hiện tượng đọng sữa.

- Cảm nhiễm hàn tà, làm cho sữa khó lưu thông.

- Ăn uống thất thường gây tổn thương tỳ vị, vị nhiệt ủng trệ, nhiệt tích tại nhũ lạc, gây sưng đau vú.

Cách điều trị:

Khi mẹ thấy bầu vú có dấu hiệu sưng to thì cần quan sát xem bề mặt vú có đỏ và sờ vào có thấy đau không. Nếu có hiện tượng đó thì mẹ có thể dùng bàn tay ép bầu vú lên thành ngực hoặc ép hai bầu vú vào nhau, vừa ép vừa day. Hãy day từ từ theo vòng tròn khoảng 20 - 30 lần, làm nhiều lần trong ngày. Việc này sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết.

Viêm tắc tia sữa - nỗi ám ảnh của mẹ!

Nếu sau khi day ép mà ngực vẫn bị căng tức thì hãy dùng tới phương pháp chườm nóng (không nên sử dụng nước quá nóng). Nước nóng sẽ giúp sữa bị đông kết tan dần. Thực hiện hành động này cùng với việc mát-xa nhẹ nhàng cho bầu ngực sẽ giúp tình trạng tắc tia sữa được cải thiện.

Hiện nay tại một số bệnh viện cũng đã có khoa vật lý trị liệu sử dụng đèn hồng ngoại và đèn chiếu làm mềm vú, thông tia, giúp các mẹ thoát khỏi tình trạng bị tắc tia sữa, cương sữa,...

Biện pháp phòng ngừa

Phòng bệnh lúc nào cũng hơn chữa bệnh. Vì vậy các mẹ hãy phòng ngừa trước khi căn bệnh viêm tắc tia sữa này ghé thăm.

Việc quan trọng nhất để phòng ngừa viêm tắc tia sữa là phòng nứt đầu vú. Trong thời kỳ đầu mang thai, nếu núm vú thụt vào hoặc bằng phẳng thì mẹ cần phải vê kéo dần ra ngoài hằng ngày, nhất là từ khi mang thai ở tháng thứ năm.

Mỗi lần cho con bú, mẹ cần phải giữ đầu vú thật sạch, đặc biệt cần vệ sinh ở các kẽ của núm vú. Trước và sau khi bé bú cần phải vệ sinh sạch sẽ và lau khô. Cũng không nên để bé bú trong khoảng thời gian quá dài, chỉ tầm 10 đến 15 phút, để bé bú hết một bên mới chuyển sang bên kia, nếu bé không bú hết thì cũng nên vắt sữa ra ngoài.

Viêm tắc tia sữa - nỗi ám ảnh của mẹ!

Đặc biệt mẹ cần ăn uống đầy đủ, bổ sung thường xuyên các chất dinh dưỡng như trứng, thịt, cá, uống nhiều nước, sữa và bổ sung chất xơ từ rau quả,...

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: viêm tắc tia sữa mát-xa ngực vệ sinh núm vú


Đặng Thanh Huy

871 Trần Xuân Soạn, Phường Tân Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên: Nội Khoa

Bùi Yên Trình

33 Nguyễn Huy Lượng, Phường 14, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Chuyên: Nội Khoa

Sue Lo Soo Kien

Lầu 3, 4, 5, Tòa nhà Belco 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
Chuyên: Ung Thư, Nội Khoa

Nguyễn Ngọc Sang

189 Đường Lê Văn Việt , Phường Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh
Chuyên: Nội Khoa

Huỳnh Thanh Hải

871 Trần Xuân Soạn, Phường Tân Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên: Tim Mạch, Nội Khoa

9 dấu hiệu báo động “vùng kín” có vấn đề

Đôi khi, “vùng kín” có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ...

Chứng trào ngược acid dạ dày khi mang thai

Trào ngược acid dạ dày là gì? - Trào ngược acid dạ dày- thực quản là...

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh chlamydia

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ. Ở...

Tại sao vẫn có thể thụ thai trong "ngày đèn đỏ"?

Sự thụ thai diễn ra khi người phụ nữ có quan hệ tình dục xung...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Vui lòng đợi...