Xét nghiệm cổ tử cung (Pap test)


Xét nghiệm cổ tử cung (pap test)

Đừng cho rằng mỗi khi bác sỹ thăm khám bằng mỏ vịt là đang thực hiện xét nghiệm cổ tử cung, vì dụng cụ này còn dùng cho các lý do khác. Do đó khi bác sỹ sử dụng mỏ vịt thăm khám, hãy hỏi họ xem có phải bạn đang được kiểm tra ung thư cổ tử cung không?
Xét nghiệm cổ tử cung có thể tìm thấy các tế bào ung thư hoặc các tế bào có thể chuyển thành tế bào ung thư. Do đó xét nghiệm này thường xác định được ung thư ở giai đoạn đầu, giai đoạn có thể điều trị được.


Phụ nữ nên bắt đầu xét nghiệm cổ tử cung khi họ bước sang tuổi 21, chưa quan hệ tình dục. Đối với phụ nữ trên 30, bác sỹ sẽ gợi ý các xét nghiệm khác để kiểm tra ung thư cổ tử cung, chẳng hạn như HPV test.
Bạn không cần chuẩn bị điều gì đặc biệt để thực hiện xét nghiệm này. Hầu hết mọi người nghe được rằng họ không nên có quan hệ tình dục hoặc nhét bắt cứ thứ gì vào âm đạo trong vòng 2 ngày trước khi xét nghiệm cổ tử cung, nhưng những khuyến cáo đó không thật sự cần thiết. Xét nghiệm cổ tử cung có thể thực hiện với kết quả tốt thậm chí khi phụ nữ đã quan hệ gần đấy hoặc người đã sử dụng dịch bôi trơn âm đạo. Đừng lo lắng quá nếu ngày xét nghiệm trùng với ngày kinh nguyệt. Xét nghiệm có thể thực hiện ngay cả khi bạn đang ra máu. Nếu ra máu nhiều, bạn có thể trao đổi với bác sỹ để thay đổi lịch xét nghiệm.
Tần suất thực hiện xét nghiệm cổ tử cung phụ thuộc vào độ tuổi và kết quả xét nghiệm trước đó:

  • Phụ nữ từ 21-29 tuổi nên thực hiện xét nghiệm này 3 năm một lần.
  • Phụ nữ từ 30 trở lên có thể thực hiện xét nghiệm này 3 năm một lần và xét nghiệm HPV 5 năm một lần.
  • Phụ nữ trên 65 tuổi nên ngừng thực hiện xét nghiệm này nếu: xét nghiệm cổ tử cung thường quy hoàn thành trước khi sang tuổi 65; đã thưc hiện xét nghiệm 3 lần liên tục; kết quả xét nghiệm bình thường trong 10 năm trước.

Xét nghiệm cổ tử cung (pap test)

Nếu bạn đã thực hiện phẫu thuật cắt tử cung, hãy trao đổi với bác sỹ nều cần thực hiện xét nghiệm cổ tử cung. Nếu không còn cổ tử cung, và không có ung thư cổ tử cung trước khi cắt tử cung thì bạn hầu như là không cần thực hiện xét nghiệm này sau phẫu thuật cắt tử cung.
Nếu bạn đã tiêm phòng vắc xin HPV, bạn vẫn cần làm xét nghiệm cổ tử cung. Tiêm vắc xin HPV giảm nguy cơ bị ung thư cổ tử cung nhưng không hoàn toàn bảo vệ bạn do đó bạn vẫn cần phải kiểm tra xác định ung thư.
Nếu bạn có kết quả xét nghiệm cổ tử cung bất thường. Đầu tiên, bạn nên biết rằng bất thường trong kết quả xét nghiệm này là rất phổ biến. Và mới là xét nghiệm ban đầu, hầu hết những phụ nữ có kết quả xét nghiệm cổ tử cung bất thường đều ko có ung thư. Nếu kết quả xét nghiệm tìm ra các tế bào bất thường, bác sỹ sẽ làm thêm các xét nghiệm khác để đảm bảo mọi thứ đang đi đúng hướng.


Tùy thuộc vào độ tuổi và kết quả xét nghiệm cổ tử cung mà bác sỹ sẽ chỉ định xét nghiệm HPV cùng sử dụng mẫu tế bào để xét nghiệm cổ tử cung. Xét nghiệm HPV để kiểm tra nhiễm trùng do vi-rút HPV gây ra, có thể dẫn đến ung thư. Bác sỹ có thể gợi ý các lần xét nghiệm cổ tử cung khác như sau:

  • Một xét nghiệm cổ tử cung khác trong 6 đến 12 tháng tiếp: Thỉnh thoảng xét nghiệm cổ tử cung có thể bình thường và bất thường. Nếu bạn chờ thêm 1 vài tháng và làm một xét nghiệm cổ tử cung khác, sẽ tìm ra các tế bào quay về bình thường. Trong thời gian này bạn có thể thực hiện xét nghiệm HPV.
  • Soi cổ tử cung: Đối với xét nghiệm này bác sỹ sẽ soi cổ tử cung bằng kính hiển vi. Nó cho phép nhìn cổ tử cung rõ từng chi tiết. Bác sỹ sẽ lấy một lượng nhỏ mô mẫu từ cổ tử cung để sinh thiết.

Nếu các tế bào chuyển thành bất thường, có nghĩa rằng bạn mắc ung thư cổ tử cung hoặc tiền ung thư, có thể điều trị được. Nếu tình trạng bệnh được phát hiện sớm thì cơ hội chữa trị sẽ tăng lên.

(Biên dịch: Cấn Thị Hoa – Cử nhân điều dưỡng tiên tiến khóa 1 – Đại học Y Hà Nội)

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: xét nghiệm cổ tử cung ung thư ung thư cổ tử cung tầm soát ung thư phụ nữ mỏ vịt HPV test quan hệ tình dục


Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Nhà 105 - Khu Bộ đội Thông tin - Số 8B Vũ Thạnh - Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội
Chuyên: Hiếm Muộn, Siêu Âm Thai, Sản Phụ Khoa

Tony Tan Yew Teck

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Trần Văn Hùng

1E Trường Chinh, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội
Chuyên: Siêu Âm Thai, Sản Phụ Khoa

Lê Thị Lục Hà

17A Khuông Việt, P. Phú Trung, Q. Tân Phú, Hồ Chí Minh
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Nguyễn Đình Vinh

969 Nguyễn Kiệm, P. 3, Q. Gò Vấp, Hồ Chí Minh
Chuyên: Sản Phụ Khoa

9 dấu hiệu báo động “vùng kín” có vấn đề

Đôi khi, “vùng kín” có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ...

Chứng trào ngược acid dạ dày khi mang thai

Trào ngược acid dạ dày là gì? - Trào ngược acid dạ dày- thực quản là...

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh chlamydia

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ. Ở...

Tại sao vẫn có thể thụ thai trong "ngày đèn đỏ"?

Sự thụ thai diễn ra khi người phụ nữ có quan hệ tình dục xung...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Vui lòng đợi...