5 đồ vật quen thuộc chứa mầm bệnh


Vi khuẩn lây lan từ người này sang người khác, từ người sang các bề mặt tiếp xúc và từ các bề mặt ấy sang người. Có hơn 340 loại vi khuẩn trên các vật dụng trong nhà, bao gồm một số vi khuẩn độc hại như norovirus (gây bệnh tiêu chảy, viêm dạ dày và ngộ độc), E.coli (vi khuẩn đại tràng), salmonella (vi khuẩn đường ruột) và cầu khuẩn tụ cầu vàng. Sau khi đi vào cơ thể chỉ sau 20 phút là chúng bắt đầu sinh sôi. Dù không thể loại trừ hoàn toàn, bạn vẫn có thể tự bảo vệ mình khỏi những vi khuẩn đang ẩn náu trong nhà bếp, phòng tắm và phòng khách.

 

Máy giặt

Dù sử dụng xà phòng và nước thường xuyên, môi trường ẩm ướt của máy giặt là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Một số loại virus thậm chí có thể tồn tại sau khi giặt, đặc biệt là khi giặt quần áo bằng nước lạnh.

Để loại bỏ mầm bệnh: Giặt bằng nước ấm (nếu có thể) và lấy quần áo ra ngay khi giặt xong. Nếu để quần áo ẩm trong máy giặt quá 30 phút, bạn cần xả thêm một lần nữa trước khi lấy ra. Ngoài ra, bạn cũng nên khử trùng và lau khô lồng giặt sau mỗi lần sử dụng.

 

 

Chai lọ đựng gia vị

Các chai lọ đựng gia vị như muối, tiêu, nước mắm, nước tương, tương ớt ... sử dụng từ nhà bếp đến bàn ăn bởi nhiều người khác nhau cũng là con đường lây lan vi khuẩn phổ biến vì những vật dụng này thường xuyên được sử dụng, nhưng lại hiếm khi được làm sạch.

Để loại bỏ mầm bệnh: Sau khi lau dọn bàn ăn, hãy lau cả những vật dụng đựng gia vị nữa. Ngoài ra, bạn cũng nên rửa tay trước và sau khi sử dụng các vật dụng này.

 

Miếng bọt biển rửa chén

Khi đo lường mức độ nhiễm khuẩn trong nhà, Hội đồng Vệ sinh Toàn cầu phát hiện ra rằng trung bình một miếng bọt biển có chứa 19,6 tỷ vi khuẩn. Theo nghiên cứu này, số lượng vi khuẩn trên miếng bọt biển còn nhiều hơn ở trên cây cọ nhà vệ sinh. Nếu bạn sử dụng miếng bọt biển thường xuyên để rửa bát đĩa, dao kéo và bề mặt bẩn, bạn có thể vô tình đang làm mầm bệnh lây lan.

Để loại bỏ mầm bệnh: Rửa miếng bọt biển bằng nước sôi cũng không loại bỏ được hết vi khuẩn và mầm bệnh. Vì thế, bạn nên thay miếng bọt biển mỗi tuần một lần.

 

 

Túi xách

Vì được sử dụng hằng ngày, túi xách tiếp xúc với nhiều bề mặt như bàn ăn, bàn bếp, quầy siêu thị hoặc phòng vệ sinh. Hàng trăm người đã sử dụng những tờ tiền có trong ví của bạn. Nếu bạn mang theo đồ trang điểm, khả năng là những vi khuẩn đã xâm nhập vào lông cọ trang điểm và miếng lót trang điểm.

Để loại bỏ mầm bệnh: Thường xuyên lau túi/ví bằng khăn kháng khuẩn. Nếu có thể, hãy rửa tay sau khi chạm vào tiền. Lý tưởng nhất là nên để đồ trang điểm tại một nơi khô ráo, sạch sẽ, ở nhiệt độ phòng, chứ không nên để trong túi xách. Làm sạch cọ trang điểm mỗi tuần một lần bằng xà phòng thông thường và nước. Nếu bị nhiễm trùng, hãy thay thế bộ trang điểm mới/ dưỡng da ngay lập tức.
 

Giá đựng bàn chải

Vi khuẩn và virus ở miệng có thể tồn tại hàng tuần ở bề mặt bàn chải. Nếu bạn đặt chúng cạnh bồn rửa hay bồn cầu, vi khuẩn từ đó sẽ bám vào sau khi bạn rửa tay hay giật nước. Nếu làm rơi bàn chải xuống sàn, vi khuẩn còn nhiều hơn nữa. Nếu để trong hộp kín, thậm chí còn xuất hiện nấm mốc.

Để loại bỏ mầm bệnh: Rửa sạch bàn chải đánh răng của bạn sau khi sử dụng để loại bỏ kem đánh răng hoặc mảnh vụn. Đặt ở vị trí thẳng đứng và để không khí làm khô bàn chải. Không dùng chung với người khác và cố gắng đặt các bàn chải đánh răng riêng để tránh lây nhiễm chéo. Thay bàn chải đánh răng mỗi 3 - 4 tháng, hoặc khi lông bàn chải bị toè ra.

 

 

Luyện tập thói quen tốt

Các vật dụng xung quanh chúng ta là nơi trú ngụ của rất nhiều loài vi khuẩn, hầu hết không gây hại cho bạn. Tuy nhiên, vẫn cần duy trì các thói quen tốt để giảm thiểu nguy cơ nhiễm mầm bệnh. Dưới đây là một số cách đơn giản nhất để bảo vệ chính bạn:

• Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi sử dụng nhà vệ sinh, chạm vào thức ăn sống hoặc tiếp xúc với vật nuôi.

• Khử trùng quầy bếp bằng khăn lau khử trùng trước và sau khi chuẩn bị thức ăn.

 

Nguồn: Văn phòng Parkway Hà Nội

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: lây nhiễm lây nhiễm chéo lây bệnh vì vật dụng trong nhà rửa tay trước khi ăn rửa tay sau khi đi vệ sinh EasyCare đặt khám chữa bệnh đúng nơi đúng chỗ dưỡng da


Nguyễn Thế Tấn

118A/3 Lê Đại Hành, P. 7, Q. 11
Chuyên: Gan Mật, Tiêu Hóa, Nội Khoa

Charles Tsang Bih Shiou

Lầu 3, 4, 5, Tòa nhà Belco 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
Chuyên: Tiêu Hóa, Ung Thư, Ngoại Khoa

Victor Kheng

Lầu 3, 4, 5, Tòa nhà Belco 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
Chuyên: Tiêu Hóa, Ung Thư, Ngoại Khoa

Law Chee Wei

Lầu 3, 4, 5, Tòa nhà Belco 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
Chuyên: Tiêu Hóa, Ung Thư, Ngoại Khoa

Wong Kutt Sing

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Tiêu Hóa, Ngoại Khoa

Dịch trong ổ bụng (Cổ trướng)

Dịch ổ bụng là tình trạng khi dịch ứ đọng ở các khoang giữa các...

Nguyên nhân gây gù lưng và cách chữa trị

Ở những người bị gù, sống lưng cong hơn bình thường, làm lưng có hình...

Những tác dụng của thuốc steroid trong chữa bệnh

Thuốc steroid (corticoid) là một nhóm thuốc có thể chữa nhiều bệnh khác nhau. Loại thuốc...

Nguyên nhân và cách phòng bệnh vàng da ở người lớn

Vàng da là tình trạng đặc trưng bởi da và củng mạc mắt có màu...

Triệu chứng và cách chữa chứng hẹp ống thực quản

Chứng hẹp ống thực quản là gì? - Thực quản là một ống rỗng dài chạy...

Vui lòng đợi...