Các biện pháp phòng tránh và sàng lọc ung thư phổi


ung thư phổi

PHÒNG TRÁNH UNG THƯ PHỔI

Hút thuốc là nguyên nhân của gần 90% các ca ung thư phổi. Tiếp xúc với một số chất, như asbestos cũng dẫn đến nguy cơ ung thư phổi. Tiếp xúc với khỏi thuốc lá thụ động và các yếu tố môi trường khác như radon và asbestos cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

Cách tốt nhất để tránh bị ung thư phổi là không hút thuốc. Một số người hút thuốc tin rằng khi họ hút thuốc trong một thời gian dài, thì việc bỏ thuốc cũng chẳng giúp ích gì. Nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người hút thuốc mà bỏ thuốc có thể giảm nguy cơ ung thư phổi nếu so sánh với những người tiếp tục hút. Những người hút thuốc đã bỏ thuốc được hơn 15 năm sẽ giảm 80 – 90% nguy cơ ung thư phổi so với những người tiếp tục hút. 

VIỆC SÀNG LỌC CÓ QUAN TRỌNG KHÔNG?

Sàng lọc là một cách để phát hiện ra bệnh từ khi còn ở giai đoạn sớm. Việc sàng lọc rất hữu ích trong việc phát hiện ra những bệnh nhân mắc bệnh từ giai đoạn sớm, và nó cũng góp phần làm giảm số lượng người tử vong do bệnh.

Một số xét nghiệm sàng lọc đã được chứng minh rằng có hiệu quả trong sàng lọc một số bệnh khác nhau. Ví dụ như xét nghiệm Pap smear dùng để phát hiện ung thư cổ tử cung ở phụ nữ, và nội soi đại tràng để phát hiện ung thư đại trực tràng cho những người trên 50 tuổi. Ngày nay, những xét nghiệm này được sử dụng như là một phần trong quy trình khám sức khỏe cho người dân tại Mỹ.

Sàng lọc ung thư phổi bằng CT scan liều thấp đã được chứng minh là giúp giảm nguy cơ tử vong cho một số đối tượng (người trên 55 tuổi) có tiền sử hút thuốc trong thời gian dài. Tuy nhiên, việc sàng lọc cũng không quan trọng bằng việc ngừng hút thuốc bởi vì ngừng hút thuốc sẽ giảm các nguy cơ ung thư khác, cũng như bệnh tim mạch. Thêm vào đó, việc sàng lọc có thể dẫn đến việc phải làm thêm một số xét nghiệm cho nhiều người mà thực tế không mắc ung thư phổi và không nên được làm ở nhóm người không có nguy cơ cao. 

CÁC XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC UNG THƯ PHỔI

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để kiểm tra xem liệu sàng lọc ung thư phổi có mang lại lợi ích gì hay không. Trong một số nghiên cứu, những người hút thuốc (người có nguy cơ cao nhất) được chia thành các nhóm. Một số nhóm được làm các xét nghiệm sàng lọc, trong khi các nhóm khác không được sàng lọc. Các nhóm sẽ được theo dõi qua nhiều năm. Sau đó sẽ thu thập số liệu xem có bao nhiêu người trong mỗi nhóm được chẩn đoán ung thư phổi, bao nhiêu trường hợp mắc ung thư được điều trị, những bệnh nhân ung thư phổi sau điều trị có thể sống được bao lâu, và bao nhiêu bệnh nhân chết do ung thư phổi.

CT scan liều thấp: Một cuộc thử nghiệm ngẫu nhiên với quy mô lớn đã được tiến hành tại Mỹ nhằm so sánh những lợi ích của việc sàng lọc bằng CT scan liều thấp và x-quang ngực ở những người hút thuốc (tiền sử hút ít nhất 30 bao một năm, bao gồm những người hiện đang hút hoặc đã bỏ thuốc trong vòng 15 năm trở lại đây). So sánh với chụp x-quang ngực, CT scan liều thấp giảm nguy cơ tử vong do ung thư phổi hơn 20%, và các nguy cơ tử vong chung khoảng 7%. Tuy nhiên, gần ¼ bệnh nhân sàng lọc CT scan định kỳ trong 3 năm có kết quả xét nghiệm bất thường và hơn 95% có các kết quả bất thường là dương tính giả, nghĩa là họ không mắc ung thư.

Các xét nghiệm dương tính giả yêu cầu các xét nghiệm tiếp theo như x-quang và sinh thiết và nhiều xét nghiệm mang đến các rủi ro khác nữa như tiếp xúc với phóng xạ và các biến chứng từ thủ thuật sinh thiết.

Việc sàng lọc hàng năm bằng CT liều thấp hiện được khuyến cáo bởi rất nhiều tổ chức cho những người hiện đang hút thuốc hoặc người có tiến sử hút thuốc lâu năm nhưng đã bỏ trong khoảng 15 năm trở lại. Các hướng dẫn là khác nhau giữa các tổ chức, liên quan đến những tiêu chuẩn đặc biệt bao gồm tiểu và tiền sử hút thuốc (Bảng 1). Các tác giả trên trang Uptodate khuyến cáo việc sàng lọc hàng năm cho những bệnh nhân khỏe mạnh trong độ tuổi từ 55 đến 80, có tiền sử hút thuốc ít nhất 30 bao/năm, và nếu hút thì đã bỏ thuốc trong khoảng 15 năm trở lại. Họ cũng chú ý rằng những bệnh nhân muốn tránh nguy cơ kết quả dương tính giả hoàn toàn có thể lựa chọn việc không sàng lọc.

Bảng 1: Những hướng dẫn trong sàng lọc ung thư phổi

Tổ chức Khuyến cáo Năm
Tổ chức dịch vụ Y tế dự phòng Hoa Kỳ Khuyến cáo sàng lọc hàng năm bằng CT scan liều thấp cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao (tuổi từ 55 đến 80 với tiền sử hút thuốc 30 bao/năm và hiện đang hút thuốc hoặc đã bỏ trong vòng 15 năm trở lại). Không tiếp tục sàng lọc khi đã bỏ thuốc được 15 năm. 2013
Hội Ung thư Hoa Kỳ Khuyến cáo sàng lọc hàng năm bằng CT scan liều thấp cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao (tuổi từ 55 đến 74 với tiền sử hút thuốc 30 bao/năm và hiện đang hút thuốc hoặc đã bỏ trong vòng 15 năm trở lại). Yêu cầu bệnh nhân cam kết trước khi xét nghiệm 2013
Hội các Bác sỹ lồng ngực Hoa Kỳ/Hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ Khuyến cáo sàng lọc hàng năm bằng CT scan liều thấp cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao (tuổi từ 55 đến 74 với tiền sử hút thuốc 30 bao/năm và hiện đang hút thuốc hoặc đã bỏ trong vòng 15 năm trở lại). 2012
Hiệp Hội phẫu thuật lồng ngực Hoa Kỳ  Khuyến cáo sàng lọc hàng năm bằng CT scan liều thấp cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao (tuổi từ 55 đến 74 với tiền sử hút thuốc 30 bao/năm và hiện đang hút thuốc hoặc đã bỏ trong vòng 15 năm trở lại) hoặc 50 tuổi với nguy cơ tăng lên hơn 5% trong 5 năm tới 2012
Hệ thống ung thư quốc gia Khuyến cáo sàng lọc hàng năm bằng CT scan liều thấp cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao (tuổi từ 55 đến 74 với tiền sử hút thuốc 30 bao/năm hoặc tiền sử hút thuốc 20 bao/năm kèm theo các yếu tố nguy cơ khác) 2011
Tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ Canada Khuyến cáo phản đối lại việc sử dụng x-quang ngực cho những người không có triệu chứng gì. Các bằng chứng không đủ để khuyến cáo phản lại việc sàng lọc bằng CT scan cho những bệnh nhân này. 2003 (đã được chỉnh sửa năm 2014)

X-quang ngực: Mặc dù rất nhiều nhân viên y tế khuyến cáo việc kiểm tra x-quang ngực cho những bệnh nhân hút thuốc, nhưng nhiều nghiên cứu không chỉ ra những lợi ích từ việc này. Trong một nghiên cứu lớn so sánh giữa x-quang ngực và CT trong sàng lọc ung thư phổi, chỉ có CT cho thấy khả năng giảm nguy cơ tử vong. Các hướng dẫn hiện tại khuyến cáo ngược lại với việc sàng lọc cho những bệnh nhân nằm trong nhóm nguy cơ bằng x-quang ngực.

Các xét nghiệm đờm: Một số nghiên cứu tập trung vào sự hiệu quả của việc phân tích đờm của bệnh nhân để tìm các tế bào ung thư nhằm phát hiện ung thư phổi. Từ lâu, không có một bằng chứng rõ ràng nào cho việc này.

PET scan: Các nhà nghiên cứu đang hướng đến một số công cụ nhằm giúp phát hiện bệnh nhân ung thư phổi. Chụp cắt lớp phát xạ (PET scan) là phương pháp sử dụng một lượng nhỏ các chất phóng xạ để cung cấp những hình ảnh chi tiết về chức năng của một cơ quan, hiện được sử dụng kết hợp với CT scan (PET/CT). Tuy nhiên, nó cũng liên quan đến việc sử dụng liều phóng xạ cao hơn chỉ sử dụng CT và lợi ích thì chưa được chỉ ra rõ ràng trong mục đích sàng lọc.

Các nghiên cứu khác: Việc quan sát trực tiếp phổi bằng nội soi phế quản và thở phân tích đối với các marker ung thư là 2 xét nghiệm có thể được sử dụng trong các nghiên cứu trong tương lai. 

TÓM TẮT

  • Những bệnh nhân hút thuốc có nguy cơ đặc biệt cao trong việc phát triển ung thư phổi. Các tốt nhất để phòng tránh ung thư phổi là không hút thuốc. Thậm chí việc bỏ thuốc cũng mang lại những lợi ích cho người hút thuốc lâu năm.
  • Sàng lọc hàng năm bằng CT scan liều thấp có thể giảm tỷ lệ chết trong một thử nghiệm ngẫu nhiên ở những bệnh nhân nguy cơ cao do hút thuốc. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân có kết quả xét nghiệm bất thường nhưng lại không dẫn đến ung thư phổi. Việc có nên hay không sàng lọc nên dự vào những lợi ích và nguy cơ được thảo luận với nhân viên y tế. Sàng lọc hàng năm với CT liều thấp nên được gợi ý cho những bệnh nhân có nguy cơ cao nhất (tuổi từ 55 đến 80, tiền sử hút thuốc ít nhất 30 bao/năm, và tiền sử hút thuốc lâu năm nhưng đã bỏ thuốc trong vòng 15 năm trở lại). Nếu bạn lựa chọn việc sàng lọc, việc tiến hành ở những cơ sở chuyên về sàng lọc và điều trị ung thư phổi là rất cần thiết. Sàng lọc bằng x-quang ngực không được khuyến cáo.

(Biên dịch: Dương Thùy Linh - Cử nhân điều dưỡng tiên tiến K1 - ĐH Y Hà Nội)

 

 

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: ung thư phổi thuốc lá sàng lọc x-quang ngực hút thuốc CT scan nghiệm sàng trong sàng bằng scan scan liều liều thấp quang ngực hiện đang trong vòng dương tính thuốc hoặc người thuộc thuộc nhóm nhóm nguy những bệnh nhân bằng scan liều scan liều thấp những người thuộc người thuộc nhóm thuộc nhóm nguy tim mạch điều trị ung thư phổi

Triệu chứng và cách điều trị phù bạch huyết sau chữa trị ung thư

Phù bạch huyết thường xảy ra ở một số người sau phẫu thuật hoặc dùng xạ...

Ung thư dạ con là gì?

Ung thư dạ con là gì?  Ung thư dạ con xảy ra khi những tế...

Tìm hiểu về sinh thiết hạch bạch huyết ung thư vú

SINH THIẾT HẠCH BẠCH HUYẾT UNG THƯ VÚ LÀ GÌ? Sinh thiết bạch huyết ung...

Bệnh LEUKEMIA – Ung thư máu ở trẻ em

Leukemia là gì? --- Leukemia là một tên gọi khác của bệnh ung thư máu. Máu...

Các xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung

KHÁI QUÁT VỀ SÀNG LỌC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG Xét nghiệm được sử dụng...

Vui lòng đợi...