Ung thư đại tràng: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị


 

Ung thư đại tràng (hay đại trực tràng) là một loại ung thư bắt nguồn từ ruột già (đại tràng). Bệnh này thường bắt đầu từ những tổn thương nhỏ, lành tính, có hình dạng như khối u (gọi là polyp). Khi phát triển, các polyp này có thể trở thành các tế bào ung thư. Polyp có thể hình thành ở đại tràng nhưng chỉ ở phần dưới.

 

Nguyên nhân gây ung thư đại tràng

Giống như các loại ung thư khác, các chuyên gia y tế vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính gây ra ung thư đại tràng mà chỉ có thể xác định phương thức lây lan của bệnh. Các tế bào trong cơ thể chúng ta hoạt động dựa trên việc tăng trưởng và phân chia liên tục. Quá trình này xảy ra ở các tế bào khoẻ mạnh cũng như các tế bào bị tổn thương. Đây là cách tế bào ung thư phát triển và lây lan sang các cơ quan khác. Ngoài ra, ung thư đại tràng có thể phát sinh từ yếu tố di truyền. Vì vậy, nếu có thành viên trực hệ trong gia đình từng mắc bệnh này thì bạn nên đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ ngay cả khi không có triệu chứng cụ thể.

Có 2 loại ung thư đại tràng: đa polyp tuyến gia đình (FAP) và di truyền không đa polyp tuyến (HNPCC). Bài viết này tập trung vào những người bị FAP, với hàng nghìn tế bào tổn thương (u) và rất có thể chuyển sang giai đoạn ung thư trước 40 tuổi.

 

Chúng ta có nằm trong nhóm nguy cơ?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng, bao gồm: béo phì, hút thuốc lá, tiểu đường, lối sống thụ động, uống rượu, xạ trị, ăn ít chất xơ, tiền sử gia đình, rối loạn tiêu hoá và lão hoá.

 

Triệu chứng của ung thư đại tràng

Ở giai đoạn đầu, ung thư đại tràng hầu như không có triệu chứng nổi bật và rõ ràng nào. Các triệu chứng sau thường chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển:

- Mệt mỏi

- Giảm cân

- Thường xuyên xì hơi, đau bụng, chuột rút

- Có máu trong phân hoặc táo bón, tiêu chảy

 

Khi nào cần đi khám bệnh?

Khi gặp các triệu chứng trên, bạn nên đến bác sĩ để được khám và sàng lọc ung thư đại tràng. Người cao tuổi (từ 50 tuổi trở lên) và những người có tiền sử bệnh ung thư trong gia đình nên thực hiện tầm soát ung thư đại tràng theo định kỳ 6 tháng/lần, ngay cả khi họ không có triệu chứng, để có thể phát hiện và điều trị sớm với hiệu quả cao nhất.

 

Nên đặt khám với bác sĩ chuyên khoa nào?

Nếu phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ hoặc muốn kiểm tra tình trạng sức khoẻ, bạn nên đặt khám với một bác sĩ nội tổng quát. Bác sĩ sẽ khám tổng quát, làm các xét nghiệm cần thiết, và tư vấn bạn nên khám chuyên khoa nào là phù hợp nhất - có thể là chuyên khoa tiêu hoá, ung bướu - y học hạt nhân hay ngoại khoa.

Bác sĩ có thể hỏi bạn một số câu hỏi như các triệu chứng đang gặp phải, thời điểm xuất hiện triệu chứng hay người thân trong gia đình có từng mắc bệnh tiêu hoá hay không.

 

Khám chuyên khoa ung thư đại tràng

Bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán như nội soi đại tràng hoặc CT nội soi đại tràng. Khi nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ nhìn thấy toàn bộ ruột già và trực tràng thông qua một máy quay camera. Bác sĩ có thể lấy mẫu sinh thiết ở vị trí nghi ngờ trong quá trình nội soi. Mặt khác, CT nội soi được chỉ định nếu bệnh nhân không thể đáp ứng việc nội soi thông thường. Toàn bộ khu vực ruột già và trực tràng được chụp cắt lớp và tái tạo hình ảnh chính xác như khi nội soi, đây là phương pháp không xâm lấn, không gây đau.

Ung thư đại tràng chia ra làm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn I: ung thư giới hạn trong đại tràng, các tế bào ung thư phát triển trong các lớp niêm mạc và cận niêm mạc của đại tràng.

- Giai đoạn II: khi tế bào ung thư xâm nhập vào hậu môn hoặc trực tràng, nhưng chưa lan qua hạch bạch huyết.

- Giai đoạn III: khi tế bào ung thư đã phát triển ở hạch bạch huyết nhưng chưa lan rộng qua các bộ phận khác của cơ thể.

- Giai đoạn IV: khi tế bào ung thư đã lan rộng ra các cơ quan khác của cơ thể.

 

Điều trị

Sau khi xác định được giai đoạn chính xác của ung thư, bác sỹ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

- Nếu đang ở giai đoạn sớm của ung thư (giai đoạn I), bạn sẽ có cơ hội loại bỏ ung thư qua phẫu thuật nội soi.

- Nếu đang ở giai đoạn II, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng bị ung thư.

- Ở những giai đoạn nặng hơn, khi các tế bào ung thư phát triển và tạo khối u chèn ruột, phẫu thuật chỉ giúp loại bỏ tắc nghẽn và giảm triệu chứng. Để điều trị ung thư, bác sĩ sẽ đề nghị hoá trị liệu, xạ trị hoặc dùng thuốc điều trị đích. Đối với ung thư đại tràng giai đoạn tiến triển thì không có phương pháp điều trị nào có thể đảm bảo sẽ khỏi bệnh 100%. Do đó, chúng ta nên chuẩn bị tâm lý cho mọi rủi ro có thể xảy ra.

 

Phòng ngừa

Vì các chuyên gia y tế chưa tìm ra tác nhân chính gây ung thư đại tràng nên không có cách nào để phòng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh bằng việc thay đổi lối sống như:

- Ăn nhiều trái cây, ngũ cốc, rau củ

- Tránh hoặc giảm uống rượu bia

- Bỏ hút thuốc lá

- Tập thể dục đều đặn

- Duy trì cân nặng hợp lý

Người ta cho rằng ung thư cũng là kết quả của việc tồn tại một hàm lượng độc tố cao trong cơ thể. Do đó, các chất chống oxy hoá có thể đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh ung thư.

 

Vui lòng gọi điện đến tổng đài EasyCare (028) 7300 7115 (không tính phí) ngay hôm nay để được tư vấn, đặt lịch tầm soát và khám chuyên khoa phù hợp.

 

Tài liệu tham khảo:

- Doyle VC, Logullo Waitzberg, AG, Kiss, DR, Waitzberg, DL, Habr-Gama, A, Gama-Rodrigues, J (May 2007).

- Jawad N, Direkze, N, Leedham, SJ (2011). “Inflammatory bowel disease and colon cancer”. Recent Results in Cancer Research. pp.185:99-115.

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: ung thư ung thư đại tràng tiêu hoá gia đình tiền sử bệnh hút thuốc lá chất xơ u lành tính tế bào ung thư mệt mỏi phân phân ra máu xạ trị giảm cân xì hơi người cao tuổi bác sĩ nội tổng quát ung bướu y học hạt nhân tiểu đường


Hà Văn Quyết

52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Chuyên: Nội Khoa, Tiêu Hóa, Ngoại Khoa, Ngoại Tổng Hợp

Lynette Ngo Su Mien

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Ung Thư

Lim Lee Guan

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Tiêu Hóa

Nguyễn Thị Bích Thủy

Lầu 3, 4, 5, Tòa nhà Belco 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
Chuyên: Ung Thư

Daryl Tan Chen Lung

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Ung Thư

Dịch trong ổ bụng (Cổ trướng)

Dịch ổ bụng là tình trạng khi dịch ứ đọng ở các khoang giữa các...

Nguyên nhân gây gù lưng và cách chữa trị

Ở những người bị gù, sống lưng cong hơn bình thường, làm lưng có hình...

Những tác dụng của thuốc steroid trong chữa bệnh

Thuốc steroid (corticoid) là một nhóm thuốc có thể chữa nhiều bệnh khác nhau. Loại thuốc...

Nguyên nhân và cách phòng bệnh vàng da ở người lớn

Vàng da là tình trạng đặc trưng bởi da và củng mạc mắt có màu...

Triệu chứng và cách chữa chứng hẹp ống thực quản

Chứng hẹp ống thực quản là gì? - Thực quản là một ống rỗng dài chạy...

Vui lòng đợi...