Triệu chứng và cách điều trị phù bạch huyết sau chữa trị ung thư


Phù bạch huyết là gì?

Phù bạch huyết là sự tích lũy dịch trong các chi (tay hoặc chân). Điều này xảy ra ở một số người sau phẫu thuật hoặc dùng xạ trị điều trị ung thư. Không phải tất cả những người điều trị ung thư đều mắc chứng phù bạch huyết.

Cơ thể có một mạng lưới các mao mạch gọi là “hệ bạch huyết” chứa một dịch trong gọi là “bạch huyết”. Hệ bạch huyết giống với hệ thống mạch máu. Nhưng thay vì máu, hệ bạch huyết chứa bạch huyết, bạch huyết chứa các tế bào giúp kháng khuẩn. Phù bạch huyết xảy ra khi dòng bạch huyết chảy qua hệ bạch huyết bị tắc nghẽn. Đây là một vấn đề thường gặp sau điều trị ung thư.

Hình 1: Phù Bạch huyết

Triệu chứng của phù bạch huyết là gì?

Các triệu chứng thông thường nhất của phù bạch huyết là:

  • Sưng các chi
  • Đau nhức
  • Cảm giác căng tức hoặc nặng nề ở chi bị ảnh hưởng
  • Chi bị ảnh hưởng khó vận động

Các triệu chứng này có thể đến rất chậm. Có thể mất hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm sau khi điều trị ung thư bạn mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của phù bạch huyết.

Có xét nghiệm nào cho phù bạch huyết không?

Không. Bác sỹ hoặc điều dưỡng có thể biết liệu bạn có bị phù bạch huyết hay không bằng cách nhìn nhận qua các triệu chứng của bạn và tiến hành khám lâm sàng. Một phần quan trọng trong quá trình khám đó là đo chiều dài xung quanh chi bị ảnh hưởng (gọi là đo chu vi chi)

Tôi có thể tự làm gì để giúp bản thân cảm thấy tốt hơn?

Tránh cho chi bị ảnh hưởng khỏi những chấn thương và nhiễm trùng là điều hết sức quan trọng. Cũng có một số điều bạn có thể làm để giảm sưng phồng.

Tránh các chấn thương:

  • Giữ cho da sạch sẽ. Rửa bằng xà phòng hàng ngày.
  • Giữ móng cẩn thận. Đừng bóc phần da xung quanh móng hoặc cắt lớp da ngoài.
  • Sử dụng sữa dưỡng để giúp da khỏi khô và nứt nẻ.
  • Sử dụng dao cạo điện thay vì dao cạo tay để cạo râu
  • Luôn luôn sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài.
  • Nếu một tay bị ảnh hưởng, hãy đeo găng tay khi làm vườn, nấu ăn hoặc làm bất cứ việc gì có thể gây tổn thương da.
  • Nếu bạn có một vết cắt nhỏ, xây xước hoặc cắn vào cánh tay, bàn tay, cẳng chân hoặc chân, hãy rửa sạch bằng xà phòng và nước. Sau đó sử dụng kem kháng sinh, ví dụ như Bacitracin. Hãy gọi bác sỹ hoặc điều dưỡng nếu vết thương không lành nhanh hoặc nếu bạn có các dấu hiệu của nhiễm trùng.
  • Không lấy máu, đặt đường truyền tĩnh mạch hoặc châm cứu trên chi bị ảnh hưởng.
  • Nếu một tay bị ảnh hưởng, tránh đo huyết áp bên tay đó.

Để tránh sưng phồng:

  • Mặc quần áo rộng rãi, trừ khi đó là trang phục đặc biệt mà bác sỹ hoặc điều dưỡng đưa cho bạn
  • Tránh tắm xông hơi, tắm nước nóng
  • Giữ cân nặng ổn định
  • Không để tay hoặc chân dốc về một bên trong một thời gian dài mà không di chuyển
  • Đặt chi ở trên gối khi bạn ngồi hoặc nằm

Tôi có nên đến gặp bác sỹ hoặc điều dưỡng không?

Bạn nên gọi cho bác sỹ hoặc điều dưỡng nếu:

  • Sưng tăng lên
  • Xuất hiện vết đỏ hoặc phát ban
  • Chi bị ảnh hưởng ấm hơn
  • Sốt cao trên 380C, không phải do cúm hoặc các bệnh khác

Điều trị phù bạch huyết như thế nào?

Hiện không có phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng phù bạch huyết. Nhưng có một số biện pháp có thể giúp giảm sưng phồng và làm cho bạn thấy dễ chịu hơn. Các biện pháp này sẽ có hiệu quả tốt nhất nếu bạn điều trị sớm, vì thế hãy đến gặp bác sỹ hoặc điều dưỡng sớm nhất có thể, hãy chú ý bất kỳ biểu hiện sưng phồng nào. Đi khám thường xuyên là giải pháp tốt nhất cho những người đã điều trị phù bạch huyết.

Các biện pháp điều trị bao gồm:

  • Tập thể dục: Tập thể dục có thể giúp tránh tình trạng phù bạch huyết trở nên xấu đi. Khi tập thể dục, người bệnh nên luôn luôn đeo 1 băng ép hoặc ống tay ép
  • Băng ép: băng ép là 1 loại băng đặc biệt giúp tạo lực nhẹ nhàng, ổn định lên vùng bị sưng. Điều này giúp giảm sưng.
  • “Ống tay áo” băng ép: Ống tay áo băng ép hoạt động giống băng ép. Chúng tạo 1 lực nhẹ nhàng, ổn định lên chi bị ảnh hưởng để giảm sưng.
  • Dẫn lưu bạch huyết bằng tay: Đối với biện pháp này, chuyên gia vật lý trị liệu sẽ mát xa chi của bạn theo 1 cách đặc biệt để giúp dịch bị ứ có thể lưu thông.

Phù bạch huyết có thể phòng được không?

Phù bạch huyết không phải luôn luôn có thể phòng được, nhưng nếu bạn điều trị sớm, bạn có thể tránh việc nó trở nên tồi tệ hơn.

Dương Thùy Linh

Cử nhân Điều dưỡng tiên tiến - ĐHYHN

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: phù bạch huyết hệ bạch huyết ung thư triệu chứng phù bạch huyết phòng bệnh phù bạch huyết chữa phù bạch huyết điều dưỡng giảm sưng sưng phồng luôn luôn biện pháp bạch huyết chứa hoặc điều dưỡng


Chin Tan Min

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Ung Thư

Jazlan Joosoph

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Nguyễn Thị Bích Ngọc

52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Chuyên: Sản Phụ Khoa, Hiếm Muộn, Siêu Âm Thai

Walter Tan Tiang Lee

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Ung Thư, Thẩm Mỹ, Ngoại Khoa

Dean Koh

Lầu 3, 4, 5, Tòa nhà Belco 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
Chuyên: Tiêu Hóa, Ung Thư, Ngoại Khoa

Dịch trong ổ bụng (Cổ trướng)

Dịch ổ bụng là tình trạng khi dịch ứ đọng ở các khoang giữa các...

Nguyên nhân gây gù lưng và cách chữa trị

Ở những người bị gù, sống lưng cong hơn bình thường, làm lưng có hình...

Những tác dụng của thuốc steroid trong chữa bệnh

Thuốc steroid (corticoid) là một nhóm thuốc có thể chữa nhiều bệnh khác nhau. Loại thuốc...

Nguyên nhân và cách phòng bệnh vàng da ở người lớn

Vàng da là tình trạng đặc trưng bởi da và củng mạc mắt có màu...

Tác dụng phụ của vắc xin cúm và biện pháp ngăn ngừa cúm

Vắc xin cúm là phương pháp điều trị giúp bạn không bị ốm do cúm....

Vui lòng đợi...