Những rủi ro cần biết khi tầm soát ung thư
Tìm kiếm dấu ấn ung thư khi chưa có triệu chứng cụ thể
Tầm soát ung thư là một phương pháp sử dụng các kỹ thuật y học hiện đại kết hợp với khả năng chẩn đoán chính xác của đội ngũ chuyên gia ung bướu lành nghề để tìm kiếm các dấu ấn ung thư trên một cá nhân khi chưa có triệu chứng bệnh cụ thể. Có nhiều chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh khác nhau tuỳ thuộc loại ung thư cần tầm soát.
Hình: Hệ thống máy MRI hiện đại của VietLife-MRI Clinic Sư Vạn Hạnh
Với kỹ thuật y học ngày càng hiện đại, ung thư có thể được phát hiện sớm từ giai đoạn tế bào, trước khi có bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện. Khi các biểu mô tổn thương hay tế bào ung thư được phát hiện sớm, việc phòng ngừa, điều trị trở nên dễ dàng và ít tốn kém hơn.
Khi được bác sĩ yêu cầu thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư, điều đó không có nghĩa chúng ta đã mắc ung thư.
Quy trình tầm soát ung thư
Kiểm tra thực thể và bệnh sử: Bệnh nhân được khám tổng quát để xác định tình trạng sức khoẻ như kiểm tra dấu ấn bệnh lý, đặc biệt là u bướu bất thường; bệnh sử của bản thân và gia đình hay tiền sử điều trị bệnh trước đây.
Xét nghiệm cận lâm sàng: phết tế bào, máu, biểu mô, nước tiểu hoặc các chất khác trong cơ thể.
Chẩn đoán hình ảnh: sử dụng công nghệ y tế tiên tiến để giúp các chuyên gia ung bướu nhìn sâu vào bên trong từng bộ phận cần theo dõi ở bệnh nhân.
Hình: Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nhà của PKĐK Quốc tế Monaco
Biến chứng và nguy cơ cần biết khi tầm soát ung thư
Không phải tất cả các phương pháp tầm soát đều hữu ích và luôn tồn tại nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta cần hiểu rõ rủi ro khi thực hiện xét nghiệm.
Bệnh nhân có thể đối mặt với một số vấn đề (chảy máu trong, lây nhiễm chéo) do lỗi kỹ thuật như rủi ro rách ống tiêu hoá khi thực hiện nội soi, lỗi trong quy trình vô khuẩn dụng cụ gây tăng khả năng lây nhiễm bệnh từ người khác. Âm tính hoặc dương tính giả - xét nghiệm cho kết quả trái ngược với tình trạng thực tế của bệnh nhân. Gây nỗi hoang mang, lo lắng không cần thiết ở người bệnh.
Hình: Nguy cơ lây nhiễm chéo từ bệnh nhân khác do yếu tố vô trùng không được xem trọng ở nhiều cơ sở y tế tại Việt Nam
Việc xác định ung thư có thể không cải thiện tình trạng sức khoẻ hiện tại hay giúp một cá nhân sống lâu hơn. Một số ung thư không biểu hiện triệu chứng cụ thể nhưng nếu việc tầm soát phát hiện bệnh sớm, khả năng có thể chữa trị là rất cao. Nhìn chung, chúng ta không dự đoán được việc điều trị ung thư có giúp một người sống lâu hơn hay không. Ở cả thanh thiếu niên và người trưởng thành, vẫn có những rủi ro trong năm điều trị đầu tiên.
Vui lòng gọi điện đến tổng đài EasyCare (028) 7300 7115 (không tính phí) ngay hôm nay để được tư vấn, đặt lịch tầm soát và khám chuyên khoa phù hợp.
Tài liệu tham khảo
Cancer Screening Overview (PDQ®)–Patient Version, Viện Ung bướu Quốc gia Hoa Kỳ, năm 2017.
Cẩm nang phòng trị ung thư, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017.