Các lợi ích của việc rửa mũi bằng nước muối
Bác sỹ sẽ khuyên bạn rửa mũi bằng nước muối khi:
- Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi do lạnh hoặc dị ứng.
- Triệu chứng chảy nhỏ giọt sau mũi: xảy ra khi nước phía sau mũi chảy xuống cổ họng.
- Viêm xoang gây ra đờm, nghẹt mũi và đau vùng mặt.
Cách pha nước muối đúng cách là vô cùng quan trọng, theo các bước sau đây:
- Rót nước cất vào một bình thủy tinh sạch. Việc đảm bảo nước sạch và bình sạch là vô cùng quan trọng vì một trong hai có thể nhiễm khuẩn, mặc dù việc này rất hiểm.
- Trộn 1 thìa cà phê Natri bicacbonat (NaHCO3) và 1 – 1.5 thìa cà phê muối. Bạn có thể mua gói trộn sẵn trong hiệu thuốc hoặc tự trộn. Nếu tự trộn thì chú ý sử dụng muối đóng hộp hoặc muối giầm để đảm bảo độ tinh khiết và dễ hòa tan, không sử dụng muối ăn hằng ngày vì còn có các thành phần hóa học khác.
- Pha hỗn hợp và bảo quản trong nhiệt độ phòng lâu nhất 1 tuần. Không dùng nước muối không sử dụng đã pha lâu hơn 1 tuần.
Làm cách nào để dung dịch vào bên trong mũi một cách an toàn? Nhằm mục đích đó, có rất nhiều sản phẩm sản xuất để xịt nước muối vào trong mũi, ví dụ:
- Chai nhựa: Loại chai phải bóp để dung dịch nước muối xịt ra. (Tên nhãn hiệu: Neil Med Sinus Rinse).
- Dụng cụ rửa mũi “neti pot” (Tên nhãn hiệu: Neil Med NasaFlo Neti Pot): Bình nhỏ với vòi dài, có hình dáng khá giống ấm trà.
- Bơm tiêm rửa mũi (Tên nhãn hiệu: Nasaline): Thường sử dụng loại bơm 60ml.
- Thiết bị bơm mũi theo nhịp (Tên nhãn hiệu: Grossan HydroPulse Waterpik Sinusense Water Pulsator): Thiết bị chạy bằng pin phát ra xung động nhẹ đẩy dòng nước vào mũi. Đảm bảo là chọn thiết bị có đầu rửa mũi vừa với bạn.
Nếu bạn sử dụng bơm tiêm rửa mũi, rót một lượng dịch vào bát sạch hoặc rót trực tiếp vào chai nhựa, dụng cụ rửa mũi neti pot. Chú ý không dùng lại bơm tiêm. Tùy vào cá nhân, bạn có thể làm ấm nhẹ (không được nóng) dung dịch rửa mũi bằng lò vi song để giúp quá trình rửa mũi dễ chịu hơn.
Đầu cúi cong và nghiêng nhẹ sang một phía và xịt dung dịch vào trong cánh mũi ở phía cao hơn. Hướng dòng nước về phía sau đầu, không hướng lên đỉnh đầu. Mở miệng để dung dịch chảy từ cách mũi này sang cánh mũi khác, tuy nhiên nếu bạn nuốt phải một lượng nhỏ thì cũng không có vấn đề gì. Lần đầu tiên rửa mũi, sẽ có cảm giác nóng rát nhẹ, nhưng thường biến mất trong những lần sau.
Hỉ nhẹ mũi mỗi lần dịch rửa mũi chảy khỏi mũi. Nếu nước muối còn đọng trong các xoang, bạn có thể cúi về phía trước và nhìn lên trên về một bên như kiểu bạn đang “nhìn xuống dưới bồn rửa”. Làm theo cách đó về một hướng, đứng thẳng dậy, và tiếp tục làm theo hướng còn lại. Khi bạn đứng thẳng, một lượng nhỏ nước muối có thể chảy đi.
Rửa sạch dụng cụ sau mỗi lần rửa, có thể rửa bằng nước sôi hoặc rửa theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Và lau khô hoặc để nơi khô ráo.
Có những người rửa mũi mỗi ngày, còn lại chỉ rửa mũi khi có triệu chứng. Bạn có thể rửa mũi vài lần một ngày. Bác sỹ thường khuyến cáo rửa mũi hằng ngày với bệnh nhân viêm xoang kéo dài hơn 3 tháng (viêm xoang mạn tính). Bạn có thể dùng các xịt mũi để giảm triệu chứng sau khi đã rửa mũi bằng nước muối.
Cấn Thị Hoa – Cử nhân điều dưỡng tiên tiến khóa 1
Đại Học Y Hà Nội.