Điếc đột ngột - Nguy hiểm như nào?
Những dấu hiệu của điếc đột ngột
Điếc đột ngột là hiện tượng một người mất khả năng nghe một cách đột ngột từ vài giờ đến vài ngày. Căn bệnh này ngày càng trở nên phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là lực lượng trí thức, khi phải sinh sống và làm việc trong những môi trường căng thằng và ổn ào.
Người bệnh có thể có những triệu chứng như cảm thấy chóng mặt, ù tai khi thức dậy vào buổi sáng, hay đang xem tivi thì bống dưng âm thanh giảm đi hoặc không có tiếng gì nữa. Mức độ nặng nhẹ của bệnh tùy thuộc vào lượng âm thanh mà người bệnh còn nghe được là nhiều hay ít. Điếc đột ngột nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng điếc nặng, điếc vĩnh viễn.
Vì sao lại mặc chứng điếc đột ngột?
Điếc đột ngột ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Có một số tác nhân được cho là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này:
- Vi rút trong các bệnh quai bị, sởi, cúm,...
- Rối loạn vi tuần hoàn tai trong;
- Do khối u thần kinh thính giác, nhiễm độc thuốc hoặc uống rượu, hút thuốc thường xuyên;
- Do căng thẳng thần kinh kéo dài, làm việc lâu trong môi trường có tiếng ồn lớn;
- Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, biến chứng của cảm sôt...
Nguyên nhân của bệnh điếc đột ngột khá phức tạp, nhiều trường hợp để tìm ra được nguyên nhân còn cần sự phối hợp của những chuyên khoa khác.
Phòng bênh hơn chữa bệnh
Trong thời đại công nghiệp ngày nay, việc mắc bệnh ngày càng trở nên dễ dàng hơn, vì vậy mỗi chúng ta cần phải có những biện pháp nhất định để phòng tránh những căn bệnh oái ăm đó.
Hãy hạn chế nghe nhạc bằng tai nghe với âm thanh lớn, nghỉ ngơi thư giãn hợp lý để tránh bị căng thẳng, stress, và cần phải cẩn thận để tránh gây ra những chấn thương ở vùng đầu, tai.
Bên cạnh đó cũng cần giữ súc khỏe khi thời tiết thay đổi, đeo khẩu trang khi ra đường để tránh việc bị lây các vi rút. Ăn uống điều độ, lành mạnh, hạn chế bia rượu, thuốc lá cũng là cách hữu hiệu để bảo vệ thính giác.
Đây là căn bệnh cần được điều trị sớm khi phát hiện để để tránh được những hậu quả không đáng có. Vì thế hãy chủ động phòng tránh để bảo vệ thính giác và sức khỏe của bản thân.