Thuốc gây giảm thính lực?
Nguyên nhân gây giảm thính lực do thuốc
Suy giảm thính lực xảy ra khi người bênh đang sử dụng thuốc, hoặc vài tuần sau đó, thậm chí vài tháng sau khi đã ngưng dùng thuốc. Bệnh này thường diễn biến từ từ chứ không đột ngột, nên người bệnh có thể bỏ qua mà không chú ý tới. Suy giảm thính lực có thể gây ra tình trạng ù một hoặc cả hai bên tai. Cũng có những trường hợp không bị ù tai, nhưng lại bị chóng mặt, nghe kém, không giữ được thăng bằng,... Những triệu chứng này không xuất hiện liên tục nên rất dễ gây cho người bệnh cảm giác là mình chỉ bị mệt mỏi thông thường. Dần dần, thính lực sẽ bị suy giảm nghiêm trọng hơn và nếu người bệnh không sớm tới bác sĩ để kịp thời chữa bệnh, có thể thính lực sẽ mất vĩnh viễn và khó có khả năng phục hồi.
Những lại thuốc gây ra tình trạng suy giảm thính lực
1. Nhóm thuốc kháng sinh
Có một số loại kháng sinh đặc biệt gây giảm thính lực, trong đó đứng đầu là nhóm aminoglycosid.
- Néomycin là kháng sinh gây hại nhất cho tai. Khi dùng bằng đưuòng uống với liều cao dùng để diệt khuẩn đường ruột, hoặc dùng liều cao để bôi vết thương là đã có thể gây điếc. Kanamycin và Amikacin cũng có gây độc mạnh như Néomycin.
- Streptomycin: loại kháng sinh này gây tổn hại cho bộ phận tiền đình, dẫn đến hiện tượng chóng mặt, mất cân bằng, đi đứng không vững. Nếu sử dụng loại thuốc này với liều lượng khoảng 1g/ngày thì trong 7 - 10 ngày thì sức nghe của bệnh nhân sẽ suy giảm. Nếu tiếp tục sử dụng loại thuốc này thì rất có khả năng người bệnh sẽ mất thính lực vĩnh viễn. Gentamycin cũng là kháng sinh gây độc tương tự như Streptomycin vậy.
Có tới 10% trường hợp suy giảm thính lực do sử dụng nhóm kháng sinh Aminoglycosid này. Cũng có những loại kháng sinh khác gây hại tới thính lực như Erythromycin, Ampicillin, Chloramphenicol,... Những loại này gây ra hiện tượng tai bị ù, thi thoảng chóng mặt, và nếu những loại kháng sinh này đưuọc sử dụng trong 1 thời gian dài thì sẽ nguy hại tới ốc tai và tiền đình.
2. Thuốc chống viêm
Các loại thuốc chống viêm salicylat, aspirin cũng gây ra tính trạng ù tai, giảm thính lực, tuy nhiên những trường hợp này có thể phục hồi sau khi người dùng ngưng thuốc.
3. Thuốc lợi tiểu tác động ở quai Henlé
Đây là một nhóm thuốc gây hại nặng nhất cho tai, gồm có acid ethacrynic, furosemid, bumetanid. Thuốc gây độc mạnh nhất ở người cao tuổi, người suy gan, suy thận. Độc tính sẽ tăng thêm khi thuốc được dùng đồng thời với kháng sinh nhóm aminoglycosid.
4. Thuốc chống sốt rét
Các nhà nghiên cứ đã phát hiện ra Quinin và Chloroquin có thể làm giảm thính lực. Nếu những loại thuốc này được dùng với liều nhỏ thì triệu chứng sẽ mất hẳn khi ngưng thuốc, nhưng với liều cao thì có thể gây điếc vĩnh viễn.
5. Thuốc chống ung thư
Cis-Platinum có thể gây nghe kém, ù tai, rối loạn tiền đình. Ở mức độ nhẹ, bệnh có thể hồi phục được, nếu nặng có thể gây điếc vĩnh viễn.
Bleomycin, - 5. Fluorouracil cũng có thể gây hại cho tai, làm suy giảm thính lực. Tuy vậy, các thuốc thuộc nhóm này chưa được nghiên cứu nhiều.
Lời khuyên của thầy thuốc
Lời khuyên quan trọng nhất là bệnh nhân không được sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Để hạn chế những tác dụng phụ của thuốc, người bênh cần phải chú ý tới lời tư vấn của bác sĩ.
Người cao tuổi hay phụ nữ đang mang thai, bênh nhân suy gan thận, ,,, những người này không được sử dụng những loại thuốc trên, mà cần phải thay thế bằng những loại thuốc khác có cũng tác dụng. Nếu bắt buộc phải sử dụng một trong những loại thuốc này thì bênh nhân cần phải thường xuyên kiểm tra thính lực của mình và tới gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường.