Các thông tin hữu ích về sàng lọc ung thư đại tràng


Người trưởng thành nên tiến hành sàng lọc ung thư đại tràng khi bắt đầu bước vào tuổi 50 hoặc sớm hơn, tùy thuộc vào nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng của họ. Hiện nay, có một vài xét nghiệm được sử dụng, mỗi một xét nghiệm đề có những điểm lợi và bất lợi. Xét nghiệm sàng lọc tối ưu phụ thuộc vào phần trăm và nguy cơ phát triển ung thư đại tràng của bạn.

Bài này thảo luận về các nguy cơ ung thư đại trạng, các xét nghiệm sàng lọc và khuyến cáo sàng lọc dựa trên các nguy cơ cảu bạn.

HIỆU QUẢ CỦA SÀNG LỌC UNG THƯ ĐẠI TRÀNG

Hầu hết ung thư đại trực tràng phát triển từ các polyp tiền ung thư. Các polyp này phát triển và hình thành trong niêm mạc đại tràng và có thể quan sát thấy khi nội soi ruột (nội soi đại tràng hoặc nội soi đại tràng sigma). Có 2 loại polyp: polyp tuyến và polyp tăng sản. Qua thời gian, các polyp tuyến có thể phát triển thành ung thư, quá trình này thường mất ít nhất 10 năm.

Các xét nghiệm sàng lọc ung thư đại tràng giúp phát hiện các polyp hoặc ung thư giai đoạn sớm để loại bỏ các bất thường. Sàng lọc định kỳ hoặc loại bỏ các polyp giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng lên đến 90% kết hợp với nội soi đại tràng. Phát hiện ung thư đại tràng sớm giúp tăng tỷ lệ điều trị thành công và giảm nguy cơ tử vong do ung thư.

UNG THƯ ĐẠI TRÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

Có một vài đặc điểm thông thường làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Nguy cơ sẽ tăng lên đáng kể nếu một vài yếu tố nguy cơ cùng tồn tại song song.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ:

  • Tiền sử gia đình mắc ung thư đại trực tràng: Khi một thành viên trong gia đình mắc ung thư đại trực tràng, nguy cơ mắc ung thư của bạn sẽ tăng lên nếu thành viên đó thuộc thế hệ thứ nhất (bố mẹ, anh chị hoặc con cái), nếu có một vài thành viên trong gia đình mắc hoặc ung thư xảy ra khi còn trẻ (ví dụ trước tuổi 55).
  • Đã mắc ung thư hoặc polyp đại trực tràng trước đó: Người có tiền sử ung thư đại trực trạng sẽ có nguy cơ cao phát triển ung thư đại trực tràng mới. Người mắc polyp tuyến trước tuổi 60 cũng tăng nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng.
  • Tuổi: Mặc dù trung bình một người có 5% nguy cơ ung thư đại trực tràng liên quan đến tuổi, nhưng 90% ung thư xảy ra ở những người trên 50 tuổi. Nguy cơ tăng dần theo tuổi.
  • Lối sống: Một vài yếu tố liên quan đến lối sống làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, bao gồm:
  • Chết độ ăn nhiều chất béo và thịt đỏ, ít chất xơ
  • Ngồi nhiều
  • Hút thuốc
  • Uống rượu
  • Béo phì

Các yếu tố nguy cơ cao: Có một vài trường hợp làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng lên rất cao

  • Bệnh polyp tuyến trong gia đình: Bệnh polyp tuyến trong gia đình (tiếng anh viết tắt là FAP) là một trường hợp di truyền không phổ biến. Gần như 100% người mắc trường hợp này sẽ phát triển thành ung thư đại trực trạng, và hầu hết ung thư sẽ xảy ra trước tuổi 50. Khi bước vào tuổi trưởng thành, FAP sẽ làm hàng trăm polyp phát triển trong đại tràng.
  • Ung thư đại tràng không polyp di truyền: Ung thư đại tràng không polyp di truyền (tiếng anh viết tắt là HNPCC, hay còn gọi là Hội chứng Lynch) là một trường hợp di truyền khác liên quan đến tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Bệnh này phổ biến hơn FAP một chút, nhưng vẫn hiếm gặp, ước tính khoảng 1/20 trường hợp ung thư đại trực tràng. Khoảng 70% người mắc HNPCC sẽ phát triển thành ung thư đại trực tràng từ tuổi 65. Ung thư cũng có xu hướng xảy ra ở những người trẻ tuổi. Người mắc HNPCC cũng có nguy cơ mắc các loại ung thư khác, gồm ung thư tử cung, dạ dày, bàng quang, thận và buồng trứng.
  • Bệnh viêm đường ruột: Những người mắc bệnh Crohn ở đại tràng hoặc viêm loét đại tràng sẽ tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Nguy cơ sẽ càng tăng phụ thuộc vào mức độ viêm đại tràng và thời gian bị bệnh, ảnh hưởng đến toàn bộ đại tràng (viêm toàn bộ đại tràng) và viêm đại tràng trong suốt 10 năm hoặc lâu hơn liên quan đến nguy cơ ung thư đại trực tràng cao nhất. Nguy cơ ung thư đại tràng không tăng ở những người mắc bệnh đường ruột kích thích.

Các yếu tố làm giảm nguy cơ:

  • Canxi: Mặc dù một vài nghiên cứu cho thấy rằng nhừng người có lượng canxi cao hơn có nguy cơ ung thư đại trực tràng thấp hơn, nhưng việc bổ sung canxi qua các chế phẩm thuốc hay chế độ ăn không chỉ ra việc điều này sẽ làm giảm nguy cơ ung thư.
  • Aspirin, ibuprofen và các thuốc chống viêm phi-steroid có thể giảm nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng.

CÁC XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC UNG THƯ ĐẠI TRÀNG

Có một vài xét nghiệm có thể dùng để sàng lọc ung thư đại trực tràng, bao gồm các xét nghiệm có thể phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm còn có thể điều trị (ví dụ xét nghiệm phân), và các xét nghiệm phát hiện các polyp tiền ung thư (polyp tuyến) và có thể giúp ngăn ngừa ung thư.

Các văn bản hướng dẫn từ các nhóm chuyên gia đã khuyến cáo rằng bạn và các nhân viên y tế nên thảo luận về các phương án lựa chọn và lựa chọn xét nghiệm phù hợp với bạn nhất. Một số chuyên gia tin rằng các xét nghiệm nhằm phát hiện các polyp tiền ung thư có vẻ được ưa thích hơn, những xét nghiệm này bao gồm nội soi đại tràng, CT đại tràng và nội soi đại tràng sigma. Một số khác lại tin rằng sàng lọc bằng các xét nghiệm phân phát hiện máu hoặc AND bất thường là quan trọng hơn.

Nội soi đại tràng: Nội soi đại tràng cho phép bác sỹ có thể quan sát được niêm mạc trực tràng và toàn bộ đại tràng (Hình 1)

cấu tạo đại tràng

Hình 1: Hình ảnh đại tràng và trực tràng

  • Thủ thuật: Việc chuẩn bị cho nội soi đại tràng yêu cầu bạn phải làm sạch toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bác sỹ thường yêu cầu bạn sử dụng một loại thuốc để tiêu chảy tạm thời. Bạn sẽ được dùng thuốc an thần nhẹ trước khi tiến hành thủ thuật. Trong quá trình nội soi, một ống nhỏ, có đèn ở đầu ống sẽ được sử dụng để quan sát  trực tiếp niêm mạc trực tràng và toàn bộ đại tràng. Một số polyp và tế bào ung thư có thể được loại bỏ trong quá trình này.
  • Hiệu quả: Nội soi đại tràng phát hiện hầu hết các polyp nhỏ và gần hết các polyp lớn và tế bào ung thư, việc này giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng cũng như tử vong do ung thư.
  • Các nguy cơ và bất lợi: Các nguy cơ của nội soi đại tràng, mặc dù nhỏ nhưng vẫn lớn hơn các xét nghiệm sàng lọc khác. Việc nội soi có thể dẫn đến chảy máu nghiêm trọng hoặc rách thành ruột (khoảng 1/1000 trường hợp). Bởi vì thủ thuật này luôn yêu cầu phải sử dụng an thần, nên bạn sẽ cần phải hỗ trợ tại nhà sau thực hiện thủ thuật và không nên quay lại làm việc ngay hoặc vận động trong ngày hôm đó.

Nội soi đại tràng sigma: Nội soi đại tràng sigma cho phép bác sỹ quan sát trực tiếp niêm mạc trực tràng và phần dưới của đại tràng (đại tràng xuống) (Hình 1). Vùng này chiếm khoảng một nửa toàn bộ vùng trực tràng và đại tràng.

  • Thủ thuật: Việc chuẩn bị cho nội soi đại tràng sigma yêu cầu bạn phải làm sạch phần ruột dưới. Bạn sẽ phải ăn thức ăn lỏng và thụt trước khi tiến hành thủ thuật. Hầu hết mọi người không cần dùng an thần và có thể quay lại làm việc và hoạt động ngay. Trong quá trình nội soi, một ống nhỏ, có đèn ở đầu sẽ được luồn vào trực tràng và qua bên trái đại tràng để kiểm tra polyp cũng như tế bào ung thư. Thủ thuật này có thể gây đau quặn nhẹ. Các mẫu sinh thiết (mẩu mô nhỏ) cũng sẽ được lấy trong quá trình nội soi.
  • Hiệu quả: Nội soi đại tràng sigma có thể phát hiện các polyp và tế bào ung thư trong đại tràng xuống và trực tràng với độ chính xác cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nội soi đại tràng sigma giúp giảm tỷ lẹ ung thư đại trực tràng và tỷ lệ tử vong do ung thư.
  • Các nguy cơ và bất lợi: Các nguy cơ của nội soi đại tràng sigma khá nhỏ. Thủ thuật có thể gây ra vết rách nhỏ trong thành ruột ở khoảng 2 trong số 10.000 người, nguy cơ tử vong từ biến chứng này là rất hiếm. Một bất lợi lớn của nội soi đại tràng sigma là không thể phát hiện ra các polyp và tế bào ung thư ở bên phải (ví dụ manh tràng, đại tràng lên hoặc đại tràng ngang)
  • Xét nghiệm bổ sung: Việc phát hiện các polyp hoặc tế bào ung thư ở phần đại tràng thấp làm tăng khả năng có polyp hoặc tế bào ung thư ở những phần còn lại của đại tràng. Vì thế, nếu nội soi đại tràng sigma phát hiện ra polyp hoặc tế bào ung thư, việc nội soi đại tràng được khuyến cáo để quan sát toàn bộ chiều dài đại tràng.

Chụp CT đại tràng: Các hình ảnh CT giúp quan sát được toàn bộ ruột. Đây là các hình ảnh hai hoặc ba chiều và được tái thiết lập để cho phép bác sỹ xác định được liệu có polyp hoặc tế bào ung thư không (Hình 2). Điểm lợi lớn nhất của CT đại tràng là không yêu cầu an thần, không xâm lấn và toàn bộ ruột được quan sát, các vùng bất thường (polyp tuyến) có thể được phát hiện giống như nội soi cổ điển.

Có một vài điểm bất lợi của CT đại tràng. Cũng như nội soi đại tràng cổ điển, CT đại tràng luôn luôn yêu cầu chuẩn bị đại tràng trước khi tiến hành thủ thuật. Nếu bất thường được tìm thấy trên CT, nội soi đại tràng cổ điển sẽ cần phải làm thêm để quan sát thêm và lấy mẫu sinh thiết. CT đại trang có thể phát hiện ra các bất thường ngoài các polyp và ung thư đại trực tràng. Rất nhiều trường hợp tìm thấy ngẫu nhiên này sẽ cần phải làm thêm các xét nghiệm. Các xét nghiệm này có thể không được bảo hiểm chi trả tại Mỹ. Cũng giống như các xét nghiệm hình ảnh khác, CT đại tràng có thể tăng nguy cơ tiếp xúc với phóng xạ cho bệnh nhân, điều này có thể dẫn đến các nguy cơ lâu dài.

ảnh polyp đại tràng

Hình 2: Polyp đại tràng

CT đại tràng chỉ ra hình ảnh 1 polyp nhỏ (mũi tên) ở đại tràng ngang

Xét nghiệm phân: Các tế bào ung thư đại trực tràng thường đào thải một lượng rất nhỏ máu và AND bất thường trong phân. Xét nghiệm phân có thể phát hiện các vệt máu và AND bất thường.

Có 2 loại xét nghiệm, được gọi là xét nghiệm guaiac (xét nghiệm máu ẩn trong phân) và xét nghiệm hóa miễn dịch phân, đánh giá xem có máu trong phân hay không, điều này có thể xảy ra nếu ung thư đại tràng có chảy máu (hoặc máu từ chỗ khác).

  • Với xét nghiệm máu ẩn trong phân, bạn lấy 2 mẫu phân từ 3 lần đi đại tiện liên tiếp. Bạn có thể thực hiện ở nhà, rồi gửi mẫu cho nhân viên y tế. Bạn nên tránh sử dụng các thuốc kích thích dạ dày, như aspirin và NSAIDS trước khi lấy mẫu phân.
  • Với xét nghiệm hóa miễn dịch phân, bạn sử dụng một dụng cụ có tay cầm dài để quét bề mặt phân trong bồn cầu. Sau đó gửi mẫu quét đó cho phòng xét nghiệm. Bạn không cần phải thay đổi chế độ ăn hay ngừng bất cứ thuốc gì đối với xét nghiệm này.

Xét nghiệm máu ẩn trong phân, nếu tiến hành hàng năm sẽ giảm nguy cơ tử vong do ung thư đại trực tràng lên đến 1/3. Tuy nhiên, do các polyp hiếm khi chảy máu, nên xét nghiệm máu ẩn trong phân ít khi được dùng để phát hiện polyp. Thêm vào đó, chỉ 2 – 5% người có xét nghiệm phân dương tính thực sự có ung thư đại trực tràng. Nếu kết quả xét nghiệm phân dương tính, bạn nên nội soi toàn bộ đại tràng để kiểm tra.

Một xét nghiệm tìm AND bất thường đã được chứng minh tại Mỹ năm 2014. Xét nghiệm này tìm các AND marker đặc biệt cho biết sự có mặt của ung thư đại tràng, đồng thời cũng tìm máu trong phân. Toàn bộ phân trong 1 lần đại tiện cần được thu thập và gửi đến phòng xét nghiệm. Nếu kết quả bất thường, cần tiến hành nội soi đại tràng. Xét nghiệm sàng lọc này nên được lặp lại sau mỗi 3 năm.

Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân và nội soi đại tràng sigma: Kết hợp sàng lọc bằng xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân và nội soi đại trang sigma là lựa chọn sàng lọc khả quan và đem lại nhiều hiệu quả hơn việc tiến hành chỉ một xét nghiệm.

KẾ HOẠCH SÀNG LỌC UNG THƯ ĐẠI TRÀNG

Kế hoạch sàng lọc ung thư đại tràng được khuyến cáo phụ thuộc vào nguy cơ ung thư đại trực tràng của bạn.

Nguy cơ trung bình: Những người có nguy cơ trung bình mắc ung thư đại trực tràng nên tiến hành sàng lọc từ tuổi 50. Các kế hoạch sàng lọc được khuyến cáo như sau:

  • Nội soi đại tràng mỗi 10 năm
  • CT đại tràng mỗi 5 năm
  • Nội soi đại tràng sigma mỗi 5 năm
  • Xét nghiệm phân hàng năm (xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân và xét nghiệm hóa miễn dịch phân)

Nguy cơ cao ung thư đại trực tràng: Kế hoạch cho người có nguy cơ cao có thể đòi hỏi tiến hành từ khi còn trẻ, sàng lọc thường xuyên hơn và/hoặc sử dụng nhiều xét nghiệm sàng lọc nhạy cảm (thường là nội soi đại tràng). Kế hoạch sàng lọc tối ưu nhất phụ thuộc vào từng yếu tố nguy cơ.

  • Tiền sử gia đình ung thư đại trực tràng:
  • Người có một thành viên trong gia đình thuộc thế hệ thứ nhất (bố mẹ, anh chị, hoặc con) mắc ung thư đại trực tràng hoặc polyp tuyến từ khi còn trẻ (trước 60 tuổi) hoặc 2 thành viên thuộc thế hệ thứ nhất được chẩn đoán ở bất kỳ tuổi nào, nên bắt đầu sàng lọc ung thư đại tràng sớm, thường từ tuổi 40 hoặc sớm hơn 10 năm so với người được chẩn đoán sớm nhất trong gia đình. Sàng lọc thường bao gồm nội soi đại tràng và nên lặp lại mỗi 5 năm.
  • Người có một thành viên trong gia đình thuộc thế hệ thứ nhất (bố mẹ, anh chị hoặc con cái) mắc ung thư đại trực tràng hoặc polyp tuyến từ tuổi 60 trở đi, hoặc hai hoặc nhiều thành viên thuộc thế hệ thứ hai (ông bà, cô, chú,bác) mắc ung thư đại trực tràng nên sàng lọc bằng nội soi đại tràng từ tuổi 50 và lặp lại như với người có nguy cơ trung bình.
  • Người có một thành viên thuộc thế hệ thứ hai (ông bà, cô, chú,bác) hoặc thế hệ thứ ba (cụ hoặc cháu họ) mắc ung thư đại trực tràng được coi như có nguy cơ trung bình mắc ung thư đại trực tràng

Một số người mắc các hội chứng ung thư đại tràng theo gen trong gia đình, như bệnh polyp tuyến trong gia đình (FAP) hoặc ung thư đại tràng không polyp di truyền (HNPCC). Những trường hợp không phổ biến này thường được yêu cầu sàng lọc thường xuyên và điều trị phòng ngừa, những người có các thành viên trong gia đình mắc các hội chứng này nên được theo dõi và kiểm tra thường xuyên.

  • Bệnh ruột kích thích: Những người viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn có nguy cơ ung thư đại tràng cao. Kế hoạch sàng lọc tối ưu phụ thuộc vào việc đại tràng bị ảnh hưởng bao nhiêu và thời gian mắc bệnh.

Dương Thùy Linh

Cử nhân Điều dưỡng tiên tiến - ĐHYHN

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: ung thư đại tràng tầm soát ung thư khám ung thư đại tràng xét nghiệm ung thư đại tràng nghiệm sàng tràng phát polyp tiền tràng hoặc tràng sigma polyp tuyến thời gian triển thành phát hiện polyp hoặc giúp giảm giảm nguy tăng nguy tràng nguy thành viên viên trong trước tuổi hoặc polyp trung bình liên quan những người bệnh polyp tuyến trong tràng không không polyp polyp truyền kích thích nghiệm phân tràng được được khuyến trong phân miễn dịch dịch phân hoạch sàng thường xuyên viên thuộc phát triển thành trực tràng nguy thành viên trong bệnh polyp tuyến polyp tuyến trong tràng không polyp không polyp truyền miễn dịch phân thành viên thuộc

Triệu chứng và cách điều trị phù bạch huyết sau chữa trị ung thư

Phù bạch huyết thường xảy ra ở một số người sau phẫu thuật hoặc dùng xạ...

Ung thư dạ con là gì?

Ung thư dạ con là gì?  Ung thư dạ con xảy ra khi những tế...

Tìm hiểu về sinh thiết hạch bạch huyết ung thư vú

SINH THIẾT HẠCH BẠCH HUYẾT UNG THƯ VÚ LÀ GÌ? Sinh thiết bạch huyết ung...

Bệnh LEUKEMIA – Ung thư máu ở trẻ em

Leukemia là gì? --- Leukemia là một tên gọi khác của bệnh ung thư máu. Máu...

Các xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung

KHÁI QUÁT VỀ SÀNG LỌC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG Xét nghiệm được sử dụng...

Vui lòng đợi...