Tại sao cần phải khám sàng lọc ung thư?


Sàng lọc ung thư là gì?

Sàng lọc ung thư là cách bác sỹ kiểm tra một số loại ung thư trong cơ thể. Sàng lọc ung thư có thể tiến hành ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe mạnh. Mục đích của việc sàng lọc là phát hiện ra ung thư sớm nhất có thể, trước khi xuất hiện triệu chứng.

Các xét nghiệm khác nhau có thể được tiến hành để sàng lọc các loại ung thư khác nhau. Tùy thuộc vào loại ung thư được sàng lọc, bác sỹ sẽ cho bạn biết độ tuổi nào bạn nên tiến hành sàng lọc. Lý do bởi vì các loại ung thư khác nhau sẽ có một thời điểm khởi phát khác nhau trong cuộc đời.

khám sàng lọc ung thư

Tại sao tôi nên sàng lọc ung thư?

Ung thư được phát hiện sớm khi khối u còn nhỏ sẽ dễ dàng điều trị hơn. Điều trị sớm bất kỳ loại ung thư nào đều kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Đôi khi, việc sàng lọc sẽ phát hiện ra những tế bào không phải ung thư, nhưng nó có thể sẽ chuyển thành tế bào ung thư. Bác sỹ thường sẽ điều trị các tế bào tiền ung thư này trước khi nó trở thành ung thư.

Có phải tất cả mọi người đều sàng lọc ung thư như nhau không?

Không. Không phải tất cả mọi người đều sàng lọc một loại ung thư giống nhau. Và không phải ai cũng tiến hành sàng lọc ở cùng một độ tuổi. Ví dụ, những người có tiền sử gia đình mắc ung thư có thể sẽ phải tiến hành sàng lọc ở sớm hơn so với những người không có tiền sử gia đình ung thư. Mọi người cũng sẽ sàng lọc lại ở những thời điểm khác nhau. Hãy hỏi bác sỹ hoặc điều dưỡng:

  • Tôi nên tiến hành sàng lọc loại ung thư nào?
  • Tôi có được lựa chọn các xét nghiệm sàng lọc không?
  • Tôi nên bắt đầu sàng lọc ung thư ở độ tuổi nào?
  • Tôi nên sàng lọc bao lâu một lần?

Liệu một kết quả sàng lọc bất thường có nghĩa là tôi bị ung thư không?

Điều này không phải luôn luôn đúng. Một kết quả sàng lọc bất thường có nghĩa rằng bạn có thể mắc ung thư. Nó không có nghĩa là bạn chắc chắn bị ung thư. Nếu bạn có kết quả sàng lọc bất thường, bác sỹ hoặc điều dưỡng sẽ cần phải làm thêm một vài xét nghiệm nữa để chắc chắn rằng không có sai sót khi đưa ra kết luận. Cố gắng đừng quá lo lắng cho đến khi bác sỹ hoặc điều dưỡng đưa ra kết luận chắc chắn.

Ung thư nào có thể được sàng lọc?

  • Ung thư vú: Xét nghiệm chính được dùng để sàng lọc ung thư vú là “x-quang vú”. Chưa có sự thống nhất xem khi nào một phụ nữ nên bắt đầu x-quang vú để sàng lọc. Nhưng hầu hết phụ nữ đều tiến hành x-quang vú trong khoảng 40 đến 50 tuổi. Những người có tiền sử gia đình mắc ung thư vú cần sàng lọc sớm hơn. Hãy tới gặp bác sỹ hoặc điều dưỡng để quyết định khi nào bạn cần bắt đầu sàng lọc và khi nào dừng lại.
  • Ung thư đại tràng: Có rất nhiều xét nghiệm trong ung thư đại tràng. Quyết định lựa chọn xét nghiệm nào hoàn toàn phụ thuộc vào bạn và bác sỹ của bạn. Các bác sỹ khuyến cáo rằng hầu hết mọi người nên sàng lọc ung thư đại tràng từ tuổi 50. Một số người có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng hơn do có tiền sử gia đình mắc nên bắt đầu sàng lọc sớm hơn.
  • Ung thư cổ tử cung: Xét nghiệm chính sử dụng trong sàng lọc ung thư cổ tử cung có tên là “Pap smear”. Phụ nữ từ 21 tuổi nên bắt đầu sàng lọc ung thư cổ tử cung. Các bác sỹ có thể yêu cầu thêm một số xét nghiệm với những phụ nữ từ sau tuổi 30. Những người từ 65 tuổi trở lên không cần tiếp tục sàng lọc ung thư cổ tử cung. Nếu bạn đã trên 65 tuổi, hãy nói với bác sỹ về việc liệu bạn có cần tiếp tục sàng lọc hay không.
  • Ung thư tiền liệt tuyến: Xét nghiệm chính được sử dụng trong sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt được gọi là thử nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA). Việc sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt có liệu có giúp kéo dài thời gian sống của bệnh nhân hay giúp bệnh nhân cảm thấy tốt hơn hay không vẫn chưa rõ ràng. Chính vì vậy, một số chuyên gia không khuyến cáo sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt thường xuyên. Thay vào đó, các chuyên gia khuyến cáo rằng mỗi người nên đến gặp bác sỹ để quyết định liệu có nên sàng lọc hay không. Hầu hết các trường hợp, đàn ông nên bắt đầu quan tâm đến sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt từ tuổi 50. Các bác sỹ không khuyến cáo sàng lọc cho đàn ông từ 70 tuổi trở lên hoặc những người có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
  • Ung thư phổi: Xét nghiệm chính sử dụng trong sàng lọc ung thư phổi là chụp CT liều thấp. Nếu bạn nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc ung thư phổi, ví dụ như hút thuốc, hãy hỏi bác sỹ về các nguy cơ và lợi ích của việc sàng lọc. Nhưng nếu bạn thực sự muốn giảm nguy cơ tử vong do ung thư phổi, điều tốt nhất bạn có thể làm đó là ngừng hút thuốc.
  • Ung thư buồng trứng: Để sàng lọc ung thư buồng trứng, bác sỹ có thể là xét nghiệm máu, siêu âm chẩn đoán hình ảnh, hoặc cả hai. Nhưng các xét nghiệm này không thực sự chính xác. Vì vậy, những xét nghiệm này thường chỉ sử dụng với những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú. Với những người này, việc sàng lọc có thể tiến hành từ tuổi 30 đến 35 tuổi. Những người không có tiền sử gia đình mắc ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú thì việc sàng lọc là không khuyến cáo.

Dương Thùy Linh

Cử nhân Điều dưỡng tiên tiến - ĐHYHN

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: khám sàng lọc ung thư phát hiện ung thư phát hiện khác nhau hành sàng bệnh nhân không phải những người hoặc điều điều dưỡng chắc chắn nghiệm chính tuổi những quyết định dụng trong trong sàng tiền liệt tuyến tiền không khuyến buồng trứng tiến hành sàng hoặc điều dưỡng tuổi những người dụng trong sàng tuyến tiền liệt

Triệu chứng và cách điều trị phù bạch huyết sau chữa trị ung thư

Phù bạch huyết thường xảy ra ở một số người sau phẫu thuật hoặc dùng xạ...

Ung thư dạ con là gì?

Ung thư dạ con là gì?  Ung thư dạ con xảy ra khi những tế...

Tìm hiểu về sinh thiết hạch bạch huyết ung thư vú

SINH THIẾT HẠCH BẠCH HUYẾT UNG THƯ VÚ LÀ GÌ? Sinh thiết bạch huyết ung...

Bệnh LEUKEMIA – Ung thư máu ở trẻ em

Leukemia là gì? --- Leukemia là một tên gọi khác của bệnh ung thư máu. Máu...

Các xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung

KHÁI QUÁT VỀ SÀNG LỌC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG Xét nghiệm được sử dụng...

Vui lòng đợi...