Những yếu tố dẫn đến nghiện game ở giới trẻ


Thực trạng của nghiện game

Trung tâm tham vấn tâm lý trẻ em và thanh thiếu niên (thuộc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2) thường xuyên tiếp nhận các trường hợp nghiện game online. Theo thống kê không đầy đủ, có khoảng 5 - 7% trên tổng số hơn 500 người đến khám và điều trị là người nghiện game online. Nhiều trường hợp đến khám đã có biểu hiện rối loạn cảm xúc hoặc hành vi, có em đã bỏ học, bỏ nhà đi lang thang hoặc tham gia trộm cắp để lấy tiền chơi game. 

Khoa Tâm Lý - Bệnh Viện Nhi Đồng 1 chưa tiếp nhận nhiều trường hợp đến khám trực tiếp vì nghiện game, mà vì học không tập trung, nhức đầu, mỏi mệt… tuy nhiên, qua tìm hiểu, vẫn thấy đằng sau đó có lý do về việc coi TV hoặc chơi game quá nhiều.

Theo báo cáo nghiên cứu về Internet và công nghệ của Công ty Nghiên cứu thị trường Pearl Research (Mỹ), dự báo đến năm 2011, Việt Nam có hơn 10 triệu người chơi game online. Trong số 20 triệu người sử dụng internet thì có đến 53% là chat và chơi game online. Nghiện game online đang là vấn đề gây bức xúc xã hội bởi những hệ lụy ngày càng nghiêm trọng…

 

 

Nghiện game là gì?

Block (2008) cho rằng nghiện internet có đủ bốn yếu tố cơ bản của một chứng nghiện: sử dụng quá mức, sự lệ thuộc vào internet, bị dung nạp (càng ngày càng đòi hỏi nhiều hơn để đạt được sự thỏa mãn), và các hậu quả tiêu cực. 

Mặc dù chưa có sự thống nhất về các tiêu chuẩn chẩn đoán nhưng trên kinh nghiệm lâm sàng cho thấy những người nghiện internet thường có một vài trải nghiệm sau đây:  

       • Lẫn lộn về cảm giác vui vẻ hạnh phúc với cảm giác tội lỗi khi bạn sử dụng máy tính. 

       • Mất kiểm soát về thời gian khi bạn dùng máy tính. 

       • Bỏ qua bạn bè, gia đình và những trách nhiệm khác để lên mạng. 

       • Cảm thấy mình lo lắng, buồn bã và khó chịu khi thời gian sử dụng máy tính của bạn bị ngắn lại hay bị quấy rầy. 

       • Sử dụng máy tính như là một lối thoát khi bạn cảm thấy buồn, chán nản hoặc để thỏa mãn về tình dục của mình. 

       • Có những vấn đề ở trường học hoặc nơi làm việc của mình vì thời gian và các loại hành động của bạn khi sử dụng máy tính. 

       • Khi không sử dụng máy tính, bạn nghĩ đến nó thường xuyên và mong chờ sao sớm đến lúc được sử dụng nó. 

 

Những nguyên nhân của việc nghiện game

Nghiên cứu nhỏ về nguyên nhân nghiện game trên 50 trẻ tại Khoa Tâm Lý, Bệnh Viện Nhi Đồng 1, người nghiên cứu đã thấy nhiều nguyên nhân như sau:

  • Lý thuyết học tập: lý thuyết này nhấn mạnh vào chỗ củng cố tích cực của việc sử dụng internet, internet đem lại cho người ta những gì cần thiết như: cung cấp thông tin, nhu cầu xã hội hóa, nhu cầu khẳng định và thể hiện bản thân mình. Sử dụng internet tạo ra cảm giác khỏe mạnh và hạnh phúc trong một thời điểm nhất định (Wallace, 1999). Game cũng mang lại cho người chơi sự thoả mãn, khẳng định bản thân.
  • Sự cô đơn: Người ta giả định rằng với những ai trong cuộc sống thật không cảm thấy hài lòng với những gì họ đạt được trong thực tế thường có xu hướng lạm dụng những chất kích thích như rượu, ma tuý và dẫn đến sự lệ thuộc. Chơi game cũng cung cấp ngay lập tức cho người sử dụng những cái họ cần, rất giống với cơ chế hành vi ở những người nghiện và lạm dụng chất. 

Tự đánh giá bản thân đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển ở những năm thơ ấu. Tự đánh giá bản thân thấp tạo ra những cảm giác thiếu hụt và vô giá trị ở mỗi cá nhân (Harter, 1993). Chơi game trong những trường hợp này được sử dụng như một công cụ để thoát khỏi thực tại, tìm kiếm một môi trường mới an toàn nơi họ không bị đe dọa hay thách thức bất cứ điều gì. Khi cá nhân tự đánh giá bản thân thấp có xu hướng lạm dụng game rất lớn. Những người hay xấu hổ và nhút nhát sử dụng game để vượt qua khỏi những sự thiếu hụt trong giao tiếp, trong các kĩ năng xã hội của họ để tạo lập những mối quan hệ xã hội mới trên mạng.  

  • Nhu cầu khẳng định bản thân ở giới trẻ: Đối với trẻ vị thành niên, nhu cầu khẳng định bản thân là điều rất quan trọng, tuy nhiên, nếu thiếu sự định hướng tốt, các em sẽ không biết cách thể hiện phù hợp, nên sẽ chọn cách nào dễ dàng hơn, và việc chơi game khiến các em cảm thấy mình có sức mạnh, quyền lực.

Trò chơi này đặc biệt nguy hiểm với những người thiếu bản lĩnh, nghị lực kém và nhân cách chưa định hình, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Trẻ con về mặt tâm lý chưa hoàn thiện, nhận thức chưa đầy đủ vì thế rất dễ nghiện.

  • Yếu tố thần kinh: 
  • BS. Phan Thiệu Xuân Giang cho biết, hệ viền và hệ hạnh nhân của não người hoạt hoá để đáp ứng cho sự khen thưởng, tiết ra chất dobamin làm tăng sự hưng phấn khi chơi game. Sự hoạt hoá này ở nam có nhiều hơn nữ, giải thích cho việc nam dễ nghiện hơn nữ.
  • Bà Phạm Mai Hoa, chuyên gia tư vấn Trung tâm tư vấn Tuổi trẻ hạnh phúc và kỹ năng cuộc sống (Trung ương Đoàn TNCS HCM), do hệ thần kinh của người chơi khá yếu đuối, tính tự chủ và khả năng độc lập kém. Những người có hệ thần kinh dễ bị xúc động thường bị lôi kéo, bị phụ thuộc bởi sức hấp dẫn của những trò chơi này. 
  • Những hệ quả của việc nghiện game: 
  • Ưu điểm: Clark và cộng sự (2004) nhận thấy game cải thiện một số điểm sau ở người sử dụng: nâng cao tính tự tin, mức độ giao tiếp với gia đình và bạn bè, nâng cao cảm giác làm chủ bản thân. Mc Namee (1996), Park and Floyd (1996) khẳng định internet giúp tạo dựng những mối quan hệ bạn bè qua việc chơi game.
  • Ở dưới góc độ lạm dụng (nghiện internet), internet có những tác động tiêu cực lớn đến mọi mặt đời sống xã hội của người sử dụng. Bệnh nghiện game sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ (Murrphey (1996); Scherer (1996)), làm cho sức khỏe giảm sút, thậm chí trầm cảm (Young & Rogers, 1998), loạn thần, tách biệt với xã hội thực tế, làm đổ vỡ các mối quan hệ xã hội, sức làm việc cũng như năng xuất công việc bị giảm đi một cách đáng kể.

Xuất phát từ nghiện game online và kéo theo đó là những hệ lụy xã hội như: giết người, đánh nhau, bỏ học, sống không mục đích, ảo tưởng, tự tử hoặc các bệnh lý tâm thần…

 

Cách khắc phục

  • Gia đình: sự quan tâm, chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình mỗi ngày là điều cần thiết. BS. Lương Cần Liêm nói rằng, đó là “thời gian đầu tư tâm lý”, giúp các thành viên có một chỗ dựa tinh thần vững chắc, tránh được trạng thái cô đơn, và có thể tìm kiếm sự trợ giúp khi gặp khó khăn.
  • Vai trò của Tâm lý trị liệu đối với trẻ nghiện game:
  • Những liệu pháp nhận thức hành vi, gia đình, liệu pháp nhóm được tiến hành để giúp người nghiện game cải thiện tình trạng.
  • Hiện nay, tại Bệnh viện Tâm thần Trung Ương 2 có những hoạt động giúp bệnh nhân nghiện game cai nghiện.

 

Vui lòng gọi điện đến tổng đài EasyCare (028) 7300 7115 (không tính phí) ngay hôm nay để được tư vấn, đặt lịch tầm soát và khám chuyên khoa phù hợp.

 

Thạc sỹ tâm lý lâm sàng NGUYỄN THỊ DIỆU ANH

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: Thần kinh thanh thiếu niên game nghiện game nhi đồng 1 khoa tâm lý tâm lý mệt mỏi nhức đầu internet game online phụ huynh bệnh viện tâm thần trung ương 2 trị liệu tâm lý hành vi


Chua Siew Eng

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Tâm Lý

Phan Ngọc Thanh Trà

25 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Chuyên: Tâm Lý, Nhi Khoa

Nguyễn Thị Diệu Anh

9/4 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3
Chuyên: Tâm Lý, Nhi Khoa

Dịch trong ổ bụng (Cổ trướng)

Dịch ổ bụng là tình trạng khi dịch ứ đọng ở các khoang giữa các...

Nguyên nhân gây gù lưng và cách chữa trị

Ở những người bị gù, sống lưng cong hơn bình thường, làm lưng có hình...

Những tác dụng của thuốc steroid trong chữa bệnh

Thuốc steroid (corticoid) là một nhóm thuốc có thể chữa nhiều bệnh khác nhau. Loại thuốc...

Nguyên nhân và cách phòng bệnh vàng da ở người lớn

Vàng da là tình trạng đặc trưng bởi da và củng mạc mắt có màu...

Tác dụng phụ của vắc xin cúm và biện pháp ngăn ngừa cúm

Vắc xin cúm là phương pháp điều trị giúp bạn không bị ốm do cúm....

Vui lòng đợi...