Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là một trong những ung thư đường tiêu hóa có tiên lượng tốt, tuy nhiên, nếu được phát hiện muộn thì cũng giống như tất cả các loại ung thư khác, khả năng điều trị ít hiệu quả
Khi bệnh nhân có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư đại trực tràng, bác sĩ sẽ chỉ định thủ thuật nội soi đại tràng. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ dùng một ống soi có gắn camera đi từ hậu môn người bệnh lên trên ruột già và quan sát xem có dấu hiệu u cục bất thường hay không.
Triệuchứng của ung thư đại trực tràng là gì?
Thời gian đầu người bệnh có thể không cảm thấy bất thường. Khi triệu chứng xuất hiện, thường là:
- Đau dạ dày
- Thay đổi nhu động ruột và thói quen đại tiện (về số lần, tính chất, kích thước)
- Đi ngoài phân có máu
- Cảm thấy yếu và mệt mỏi
- Chán ăn, sút cân (biểu hiện muộn)
Các phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng bao gồm:
- Phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột chứa khối u
- Hóa trị liệu, nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư
- Xạ trị liệu
Sau khi phẫu thuật, cơ thể người bệnh có trở lại bình thường không?
Việc đó phụ thuộc vào loại phẫu thuật. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sau khi cắt bỏ đoạn có khối u sẽ nối đại trực tràng hoặc đặt hậu môn nhân tạo trên thành bụng bệnh nhân. Trong trường hợp đặt hậu môn nhân tạo, bác sĩ sẽ tạo một lỗ nhỏ trên thành bụng bệnh nhân và nối với đoạn ruột lành. Thức ăn sau khi được hấp thu chất dinh dưỡng trở thành chất thải sẽ đi qua lỗ hậu môn giả này đi vào một cái túi dính trên bụng bệnh nhân.
Tùy vào tình trạng bệnh nhân mà hậu môn nhân tạo sẽ tồn tại một thời gian ngắn hoặc cả đời. Trong trường hợp nào thì bệnh nhân và người nhà cũng cần được hướng dẫn về cách sử dụng và chăm sóc lỗ hậu môn giả hàng ngày.
Sau khi kết thúc điều trị?
Sau khi kết thúc điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ lịch tái khám trong vòng vài năm. Những xét nghiệm cần được làm định kỳ bao gồm: xét nghiệm máu, nội soi đại tràng, chụp cắt lớp vi tính CT scan để được phát hiện sớm trong trường hợp các bệnh ung thư quay lại.
(Biên dịch)
LÊ THÙY LINH
Cử nhân tiên tiến K1 – ĐHY HN