Triệu chứng và cách chữa chứng hẹp ống thực quản
Hình 1: Hệ tiêu hóa
Một số nguyên nhân khác có thể gây ra chứng co hẹp ống thực quản bao gồm:
- Tiền sử phẫu thuật ống thực quản
- Hóa trị liệu để điều trị ung thư
- Nuốt/uống những chất gây hại đến ống thực quản (chất tẩy rửa vệ sinh, thuốc nhuộm, sơn…)
- Điều trị giãn tĩnh mạch thực quản
- Ung thư
- Tình trạng dị ứng gọi là “viêm thực quản tăng esinophilic”
Triệu chứng của hẹp ống thực quản là gì? - Triệu chứng chính của hẹp ống thực quản đó là tình trạng khó nuốt, bạn luôn có cảm giác thức ăn, thuốc luôn mắc lại ở cổ họng. Ban đầu, có thể bạn chỉ khó nuốt khi ăn những thức ăn khô, đặc, tuy nhiên, khi tình trạng hẹp thực quản ngày càng nặng hơn thì dù chỉ uống nước hoặc ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt (cháo, súp…) bạn vẫn có thể dễ dàng mắc nghẹn
Nếu bạn kèm theo tình trạng trào ngược acid dạ dày - thực quản, có thể bạn sẽ xuất hiện một số triệu chứng khác dưới đây:
- Đau rát vùng ngực
- Chứng ợ nóng
- Đau bụng, ngực
- Đau họng, nói khàn
- Ho khan
Các xét nghiệm để chẩn đoán chứng hẹp ống thực quản là gì? - Nếu nghi ngờ bạn mắc chứng hẹp ống thực quản, các bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ chỉ định cho bạn làm một hoặc một số xét nghiệm dưới đây:
- Chụp X-quang với chất cản quang Barium: Trong biện pháp này, bạn sẽ được uống dung dịch chứa Barium, sau đó, các bác sĩ sẽ cho chụp X-quang để xác định đường di chuyển của Barium. Nếu tại vị trí nào đó trên ống tiêu hóa, Barium bị tắc lại hoặc di chuyển chậm lại thì có thể đó là vị trí bị tắc hẹp của ống thực quản
- Nội soi ống thực quản (Hình2)
Hình 2: Nội soi ống thực quản
Điều trị chứng hẹp ống thực quản như thế nào? - Điều trị chính trong chứng hẹp ống thực quản đó là làm giãn rộng vị trí bị chít hẹp bằng phương pháp nội soi.
Khi thực hiện thủ thuật này, bạn sẽ phải sử dụng thuốc để làm giãn cơ ống thực quản. Sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành làm giãn rộng vị trí chít hẹp theo 1 trong 2 cách sau:
- Sử dụng ống cứng linh hoạt: Trong biện pháp này, các bác sĩ sẽ đặt một ống cứng linh hoạt vào ống thực quản, tại vị trí bị chít hẹp nhằm khai thông vị trí bị hẹp tắc đó.
- Sử dụng bóng bơm hơi: Các bác sĩ sẽ dùng biện pháp nội soi để đặt một ống nhỏ có bóng hơi gắn ở đầu ống vào thực quản của người bệnh. Sau đó, bơm phồng bóng hơi lên để làm giãn rộng vị trí bị hẹp tắc
Sau khi can thiệp các biện pháp giãn rộng ống thực quản, đa số các bệnh nhân sẽ phải sử dụng thuốc ức chế bơm proton. Những loại thuốc này giúp giảm tiết acid dạ dày, giúp vết loét ống tiêu hóa nhanh lành và hạn chế tình trạng co hẹp ống thực quản. Các thuốc này bao gồm: Omeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole, Dexlansoprazole, Pantoprazole and Rabeprazole.
Nếu sau khi đã điều trị bằng biện pháp giãn rộng ống thực quản mà vẫn xuất hiện tình trạng hẹp ống thực quản thì có thể bạn sẽ phải đến khám lại bác sĩ để có những biện pháp can thiệp khác.
Đào Thị Nhung
Chương trình tiên tiến - Đại Học Y Hà Nội.