BỆNH TRẦM CẢM


Não

Hình 1

Triệu chứng của bệnh trầm cảm là gì? - Một người được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm nếu có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng dưới đây và các triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tuần:

  • Không còn cảm giác hào hứng, thích thú với những thứ mà trước đây họ rất đam mê
  • Suy nghĩ bi quan trước mọi vấn đề và thường xuyên rơi vào trạng thái buồn bã, lo âu, ảm đạm.

thuốc ngủ

Bệnh trầm cảm có thể khiến người bệnh trở nên:

  • Chậm chạp
  • Ngủ ít hoặc nhiều hơn bình thường
  • Ăn ít hoặc nhiều hơn bình thường
  • Nghĩ đến cái chết
  • Ngại tiếp xúc hay tránh tiếp xúc với mọi người xung quanh
  • Mệt mỏi, mất tập trung

Bệnh trầm cảm

Nếu như bạn có các triệu chứng, dấu hiệu trên, hãy đến gặp các bác sĩ, các  điều dưỡng hoặc các chuyên gia tư vấn tâm lí để xác định liệu bạn có mắc chứng trầm cảm hay không.

Hãy đến khám bác sĩ, điều dưỡng hay các chuyên gia tâm lí NGAY LẬP TỨC nếu bạn có ý định tự sát hoặc làm thương bản thân! - Bất kì khi nào bạn có ý định tự sát hay làm tổn thương bản thân, hãy:

  • Gọi ngay cho bác sĩ hoặc điều dưỡng của bạn
  • Gọi cấp cứu
  • Đến ngay cơ sở y tế gần nhất
  • Gọi ngay cho các chuyên gia tâm lí

Cách điều trị bệnh trầm cảm ? - Một số phương pháp để điều trị bệnh trầm cảm:

  • Sử dụng thuốc để làm giảm các triệu chứng trầm cảm
  • Tư vấn tâm lí
  • Kết hợp cả 2 biện pháp trên

Với những trường hợp bệnh trầm cảm thể nhẹ, họ có thể chỉ cần dùng thuốc hoặc đến gặp các chuyên gia tâm lí. Tuy nhiên, với những bệnh nhân nặng, họ vừa phải dùng thuốc kết hợp với sự tư vấn từ các chuyên gia.

Khi nào thì tôi sẽ cảm thấy tốt hơn? - Cả 2 phương pháp điều trị trên đều cần thời gian để 

  • Đa số các bệnh nhân sẽ cảm thấy tốt hơn sau 2 tuần sử dụng thuốc, tuy nhiên với những trường hợp nặng, họ cần phải dùng thuốc từ 4 đến 8 tuần hoặc có thể lâu hơn nữa
  • Hầu hết các bệnh nhân đều cảm thấy thoải mái hơn sau vài tuần được tư vấn tâm lí nhưng cũng có nhiều trường hợp phải làm việc với các chuyên gia từ 8 đến 10 tuần

Hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ, điều dưỡng hoặc chuyên gia tâm lí nếu sau khi sử dụng các biện pháp trên mà bạn vẫn không cảm thấy thoải  mái. Họ sẽ là người đưa ra những lời khuyên, biện pháp điều trị hiệu quả nhất cho bạn.

Làm sao tôi biết biện pháp điều trị nào hiệu quả cho mình ? - Bạn và các chuyên gia tâm lí (bác sĩ, điều dưỡng, nhà tâm lí) sẽ cùng làm việc để tìm ra biện pháp điều trị hiệu quả nhất. Thuốc có thể giúp bạn giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm và cảm thấy thoải mái nhanh hơn nhiều so với việc tư vấn tâm lí. Tuy nhiên, thuốc lại có nhiều tác dụng không mong muốn và rất nhiều người không thể sử dụng thuốc. Ngược lại, việc tư vấn tâm lí đòi hỏi bệnh nhân phải kể lại và trải qua những cảm giác sợ hãi, kinh hoàng mà rất nhiều người không thể chịu đựng

Liệu trầm cảm ở mọi lứa tuổi có giống nhau không? - Không. Triệu chứng của bệnh trầm cảm ở các lứa tuổi có một số điểm khác nhau (giữa trẻ vị thành niên và người trưởng thành). Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, chúng rất dễ cáu gắt, buồn phiền, sầu não - điều này khiến cho việc chẩn đoán chứng trầm cảm ở lứa tuổi vị thành niên rất khó. Trong điều trị bệnh trầm cảm cho lứa tuổi thanh thiếu niên, các bác sĩ hoặc điều dưỡng luôn luôn ưu tiên sử dụng biện pháp tư vấn tâm lí trước, sau đó mới chỉ định dùng thuốc.

Nếu tôi có ý định mang thai, tôi có nên sử dụng các thuốc chống trầm cảm không? - Một số thuốc chống trầm cảm có thể gây ra các tác dụng không mong muốn cho thai nhi. Tuy nhiên,nếu không điều trị chứng trầm cảm thì lại có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bà me. Vì vậy, nếu bạn có ý định mang thai bạn không được tự ý ngừng sử dụng thuốc mà hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ, điều dưỡng . Họ sẽ đưa ra lời khuyên và hướng dẫn để giúp bạn và thai nhi an toàn nhất.

 (Biên dịch: Đào Thị Nhung - Cử nhân điều dưỡng tiên tiến K1 - ĐH Y Hà Nội)

 

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: bệnh trầm điều dưỡng chứng trầm dụng thuốc biện pháp dùng thuốc bệnh nhân pháp điều biện pháp điều


Nguyễn Thị Bích Ngọc

52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Chuyên: Sản Phụ Khoa, Hiếm Muộn, Siêu Âm Thai

Hồ Thị Hải

6 Nguyễn Văn Mai, P. 8, Q. 3
Chuyên: Sản Phụ Khoa, Nội Khoa, Nhi Khoa

Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Nhà 105 - Khu Bộ đội Thông tin - Số 8B Vũ Thạnh - Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội
Chuyên: Hiếm Muộn, Siêu Âm Thai, Sản Phụ Khoa

Joan Thong Pao-Wen

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Trần Quốc Khánh

14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Chuyên: Cơ Xương Khớp , Phẫu thuật cột sống

Những tác hại ít biết của rau mồng tơi

Rau mồng tơi, ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất...

Nguyên nhân, cách điều trị nôn và buồn nôn ở người lớn

Mệt mỏi, sốt cao, cứng cổ hoặc nôn ra máu/ dịch màu nâu đen kèm...

9 dấu hiệu báo động “vùng kín” có vấn đề

Đôi khi, “vùng kín” có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ...

Chứng trào ngược acid dạ dày khi mang thai

Trào ngược acid dạ dày là gì? - Trào ngược acid dạ dày- thực quản là...

Bí quyết trị ngủ ngáy, nghiến răng ban đêm

Nhiều người có những tật xấu khi ngủ như ngáy ngủ, nghiến răng gây ảnh...

Vui lòng đợi...