Các cách sàng lọc ung thư đại tràng hiệu quả


Đại tràng và trực tràng là phần cuối cùng của đường tiêu hóa (Hình 1). Khi bác sỹ nói đến sàng lọc ung thư đại tràng và trực tràng, họ sử dụng thuật ngữ “đại trực tràng”. Đó là cách nói ngắn gọn của “đại tràng và trực tràng”, hoặc cũng có thể chỉ nói sàng lọc ung thư đại tràng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sàng lọc ung thư đại tràng giúp giảm nguy cơ tử vong do ung thư đại tràng. Hiện nay có 4 đến 5 xét nghiệm sàng lọc mà bạn có thể làm. Các xét nghiệm này sẽ được trình bày trong bài này.

hệ tiêu hoá

Hình 1: Hệ tiêu hóa

Các xét nghiệm sàng lọc ung thư đại tràng

  • Nội soi đại tràng: Nội soi đại tràng cho phép bác sỹ quan sát trực tiếp toàn bộ bên trong đại tràng. Trước khi nội soi, bạn cần phải làm sạch đại tràng bằng cách uống một dung dịch đặc biệt để gây tiêu chảy tạm thời. Vào ngày tiến hành nội soi, bạn sẽ được uống thuốc để giúp thư giãn hơn. Sau đó bác sỹ sẽ đưa một ống nhỏ qua hậu môn và vào đại tràng của bạn (Hình 2). Ống này có camera gắn ở đầu, vì thế bác sỹ có thể quan sát bên trong đại tràng. Ở cuối của ống cũng có 1 dụng cụ mà bác sỹ có thể sử dụng để loại bỏ các mảnh mô hoặc polyp nếu có. Sau khi loại bỏ các mảnh mô hoặc polyp, họ sẽ gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra tế bào ung thư.
  • Lợi ích của xét nghiệm này: Nội soi đại tràng phát hiện phần lớn các polyp nhỏ và gần như tất cả các polyp lớn và tế bào ung thư. Nếu tìm thấy, các polyp này có thể được loại bỏ ngay lập tức.
  • Bất lợi của xét nghiệm này: Nội soi đại tràng có nhiều nguy cơ hơn các xét nghiệm sàng lọc khác. Trong khoảng 1 trên 1000 người, nó có thể gây chảy máu hoặc rách bên trong đại tràng. Việc làm sạch ruột trước khi tiến hành thủ thuật có thể gây khó chịu. Thêm vào đó, bệnh nhân thường không được làm việc hoặc thậm chí tự lái xe về nhà sau thủ thuật bởi tác dụng của thuốc an thần sử dụng trong khi tiến hành thủ thuật.

nội soi đại tràng

Hình 2: Nội soi đại tràng

  • Nội soi đại tràng sigma: Nội soi đại tràng sigma khá giống với nội soi đại tràng. Điểm khác biệt là xét nghiệm này chỉ quan sát phần cuối cuẩ đại tràng, còn nội soi đại tràng quan sát toàn bộ đại tràng. Trước khi tiến hành nội soi đại tràng sigma, bạn cũng cần phải làm sạch phần dưới của đại tràng bằng cách thụt hậu môn. Việc này không khó chịu bằng trong nội soi đại tràng. Với xét nghiệm này, bạn không cần sử dụng thuốc an thần, vì thế bạn có thể lái xe và làm việc ngay sau đó nếu muốn.
  • Lợi ích của xét nghiệm này: Nội soi đại tràng sigma có thể phát hiện các polyp và tế bào ung thư trong trực tràng và đoạn cuối của đại tràng. Nếu tìm thấy polyp, chúng sẽ được loại bỏ ngay.
  • Bất lợi: Khoảng 2 trong số 10.000 người tiến hành thủ thuật bị rách bên trong đại tràng. Xét nghiệm này cũng không thể phát hiện các polyp hay tế bào ung thư nằm ở phần đại tràng không thể quan sát được (Hình 3). Nếu bác sỹ phát hiện ra các polyp hoặc tế bào ung thư trong quá trình nội soi đại tràng sigma, họ sẽ luôn luôn kiểm tra lại bằng nội soi đại tràng.

nội soi đại trang sigma

Hình 3: Nội soi đại tràng và Nội soi đại tràng sigma

Trong nội soi đại tràng hoặc nội soi đại tràng sigma, bạn sẽ nằm nghiêng về một bên, sau đó bác sỹ sẽ đưa một ống nhỏ có camera ở đầu vào hậu môn (từ phía sau). Sau đó đưa ống lên trực tràng và đại tràng. Camera sẽ gửi video hình ảnh từ bên trong đại tràng đến màn hình.

Nội soi đại tràng cho phép bác sỹ quan sát toàn bộ đại tràng (phần màu xanh và hồng). Nội soi đại tràng sigma chỉ cho phép quan sát phần dưới của đại tràng (phần màu xanh)

  • CT đại tràng: CT đại tràng giúp phát hiện tế bào ung thư và polyp bằng cách sử dụng tia X đặc biệt gọi là “CT scan”. Với hầu hết các xét nghiệm CT đại tràng, việc chuẩn bị giống với nội soi đại tràng.
  • Lợi ích của xét nghiệm này: CT đại trang có thể tìm ra các polyp và tế bào ung thư trong toàn bộ đại tràng mà không cần sử dụng thuốc an thần.
  • Bất lợi: Nếu phát hiện ra các polyp hoặc tế bào ung thư qua phim CT đại tràng, bác sỹ sẽ phải làm nội soi đại tràng để kiểm tra lại. CT đại tràng đôi khi cho thấy những hình ảnh bất thường nhưng hoàn toàn khỏe mạnh. Điều này có nghĩa là CT đại tràng có thể dẫn đến việc phải làm các xét nghiệm và thủ thuật không cần thiết. Thêm vào đó, CT đại tràng còn tăng nguy cơ tiếp xúc với tia phóng xạ. Hầu hết các trường hợp, việc chuẩn bị cũng cần phải làm sạch ruột như nội soi đại tràng. Xét nghiệm này đắt hơn và nhiều công ty bảo hiểm không chi trả.
  • Xét nghiệm tìm máu trong phân: Các xét nghiệm phân thường kiểm tra các mẫu máu trong phân. Các tế bào ung thư và polyp có thể chảy máu, ví thế máu có thể có trong phân. Các trường hợp ít nguy hiểm khác cũng có thể gây chảy một lượng máu nhỏ trong phân, và sẽ được phát hiện qua xét nghiệm này. Bạn sẽ phải lấy một mẫu phân nhỏ, đặt vào một bàn chải đặc biệt và gửi đến phòng xét nghiệm hoặc gửi cho bác sỹ.
  • Lợi ích: Xét nghiệm này không yêu cầu làm sạch đại tràng hay tiến hành bất kỳ thủ thuật nào.
  • Bất lợi: Xét nghiệm phân ít khi được sử dụng để tìm các polyp so với các xét nghiệm sàng lọc khác. Xét nghiệm này cũng thường cho kết quả bất thường thậm chí với người không mắc ung thư. Nếu xét nghiệm phân cho kết quả bất thường, bác sỹ thường sẽ kiểm tra lại bằng nội soi đại tràng.
  • Xét nghiệm phân AND: Xét nghiệm phân AND giúp kiểm tra các gen chỉ điểm ung thư cũng như các dấu hiệu chảy máu. Với xét nghiệm này, bạn thu thập toàn bộ phân trong một lần đại tiện, bảo quản lạnh và gửi đến phòng xét nghiệm.
  • Lợi ích: Xét nghiệm này không yêu cầu làm sạch đại tràng hay tiến hành bất kỳ thủ thuật nào khác. Nếu không có ung thư, các bất thường ít khi nhầm lẫn như trong xét nghiệm tìm máu trong phân. Điều đó có nghĩa là việc dẫn đến nội soi đại tràng không cần thiết là ít hơn.
  • Bất lợi: Xét nghiệm này đã được phê duyệt để sử dụng từ tháng 8 năm 2014. Có nghĩa là sẽ mất một khoảng thời gian để nó được sử dụng rộng rãi và một điều không chắc chắn rằng nó sẽ được bảo hiểm chi trả bao nhiêu phần trăm. Nó cũng có nghĩa rằng các bác sỹ không biết nhiều về việc so sánh nó với các xét nghiệm sàng lọc khác. Việc thu thập và chuyển toàn bộ phân trong lần đại tiện cũng không dễ chịu. Nếu xét nghiệm AND cho kết quả bất thường, bác sỹ cũng sẽ phải kiểm tra lại bằng nội soi đại tràng.

Làm sao để tôi lựa chọn được xét nghiệm  nào nên làm?

Hãy thảo luận với bác sỹ hoặc điều dưỡng để quyết định xem xét nghiệm nào là tốt nhất cho bạn. Việc được sàng lọc, không quan trọng là như thế nào, sẽ quan trọng hơn rất nhiều so với việc bạn chọn xét nghiệm nào.

Một số bác sỹ ưa thích các xét nghiệm có thể phát hiện ra các polyp mà có thể chuyển thành ung thư hơn. Bao gồm nội soi đại tràng, CT đại tràng và nội soi đại tràng sigma.

Ai nên sàng lọc ung thư đại tràng?

Các bác sỹ khuyến cáo rằng hầu hết mọi người nên tiến hành sàng lọc ung thư đại tràng từ tuổi 50. Những người có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng có thể sàng lọc sớm hơn. Bao gồm người có tiền sử gia đình ung thư đại tràng và người mắc các bệnh về đại tràng, gọi là “bệnh Crohn” và “viêm loét đại tràng”.

Đa phần mọi người có thể ngừng sàng lọc khi khoảng 75 tuổi hoặc muộn nhất là 85 tuổi.

Tôi nên sàng lọc bao lâu một lần?

Điều này phụ thuộc vào các nguy cơ ung thư đại tràng của bạn và bạn làm xét nghiệm nào.

Mọi người có thể chọn một trong các lịch trình sau:

  • Nội soi đại tràng mỗi 10 năm
  • CT đại tràng mỗi 5 năm
  • Nội soi đại tràng sigma mỗi 5 năm
  • Xét nghiệm tìm máu trong phân hàng năm
  • Xét nghiệm phân AND mỗi 3 năm (nhưng các bác sỹ cũng chưa chắc chắn về điều này).

Những người có nguy cơ ung thư đại tràng cao sẽ cần kiểm tra thường xuyên hơn và nên tiến hành nội soi đại tràng.

Dương Thùy Linh

Cử nhân Điều dưỡng tiên tiến - ĐHYHN

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: sàng lọc ung thư đại tràng ung thư đại tràng sàng lọc ung thư ung thư ruột nội soi đại tràng thuốc thần tràng sigma trong phân nghiệm phân

Triệu chứng và cách điều trị phù bạch huyết sau chữa trị ung thư

Phù bạch huyết thường xảy ra ở một số người sau phẫu thuật hoặc dùng xạ...

Ung thư dạ con là gì?

Ung thư dạ con là gì?  Ung thư dạ con xảy ra khi những tế...

Tìm hiểu về sinh thiết hạch bạch huyết ung thư vú

SINH THIẾT HẠCH BẠCH HUYẾT UNG THƯ VÚ LÀ GÌ? Sinh thiết bạch huyết ung...

Bệnh LEUKEMIA – Ung thư máu ở trẻ em

Leukemia là gì? --- Leukemia là một tên gọi khác của bệnh ung thư máu. Máu...

Các xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung

KHÁI QUÁT VỀ SÀNG LỌC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG Xét nghiệm được sử dụng...

Vui lòng đợi...