Những điều cần biết về Viêm gan tự miễn (Phần 1)


Viêm gan là thuật ngữ phổ biến chỉ trình trạng viêm của gan. Có nhiều dạng và nguyên nhân gây viêm gan (ví dụ do virus và một số thuốc) bao gồm cả viêm gan tự miễn. Trong viêm gan tự miễn, hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào gan, hậu quả là gan bị viêm.

NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM GAN TỰ MIỄN — Chưa rõ tại sao lại xuất hiện viêm gan tự miễn. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng ở một số người do có các bất thường về gen nên họ dễ mắc hơn. Một số loại thuốc hoặc tình trạng nhiễm trùng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh này.

CÁC DẠNG VIÊM GAN TỰ MIỄN — Có hai dạng viêm gan tự miễn chính là týp 1 và týp 2.

● Viêm gan tự miễn týp 1 có thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính

● Viêm gan tự miễn týp 2 chủ yếu gặp ở trẻ gái và phụ nữ trẻ và cũng ít gặp hơn

Ngoài ra cũng có một số dạng viêm gan tự miễn hiếm gặp (gọi là biến thể) có những đặc điểm của cả viêm gan tự miễn và các bệnh lý gan khác (ví dụ viêm xơ đường mật tiên phát hoặc xơ hóa đường mật tiên phát).

TRIỆU CHỨNG CỦA VIÊM GAN TỰ MIỄN — Nhiều bệnh nhân viêm gan tự miễn không có triệu chứng. Bệnh thường được phát hiện lần đầu thông qua các xét nghiệm tình cờ (ví dụ như khám sức khỏe định kỳ).

Khi các triệu chứng xuất hiện thì triệu chứng thường gặp nhất là mệt mỏi. Một số người có thể có các triệu chứng khác bao gồm vàng da vàng mắt, ngứa, ban trên da, đau khớp, đầy bụng, buồn nôn, nôn, chán ăn, tiểu sẫm màu hoặc đi ngoài phân bạc màu. Khi bệnh tiến triển, viêm gan tự miễn có thể dẫn tới xơ gan.

Những điều cần biết về Viêm gan tự miễn (Phần 1)

CHẨN ĐOÁN VIÊM GAN TỰ MIỄN — Chẩn đoán viêm gan tự miễn nhờ xét nghiệm máu và sinh thiết gan. Khi sinh thiết gan, một mẩu mô gan nhỏ được lấy ra để soi dưới kính hiển vi. Việc sinh thiết có thể giúp khẳng định chẩn đoán và xác định mức độ nặng cũng như loại trừ một số nguyên nhân khác.

ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN TỰ MIỄN — Không phải tất cả bệnh nhân viêm gan tự miễn cũng cần điều trị ngay lập tức. Quyết định điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng của triệu chứng, mức độ nặng của bệnh (dựa trên kết quả xét nghiệm máu và sinh thiết gan), và các tác dụng phụ có thể có khi điều trị. Hướng dẫn điều trị có thể được tìm thấy trên mạng tại Hiệp hội bệnh gan Hoa Kỳ (http://www.aasld.org/practiceguidelines/Pages/default.aspx).

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: viêm gan viêm gan tự miễn chán ăn buồn nôn bệnh gan đau khớp


Lai Thị Quế Châu

Số 04 Nguyễn Lương Bằng - Khu Đô Thị Mới Phú Mỹ Hưng Phường Tân Phú, Quận 7 -TPHCM
Chuyên: Tim Mạch

Nguyễn Ngọc Sang

189 Đường Lê Văn Việt , Phường Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh
Chuyên: Nội Khoa

Đào Văn Long

Tầng 10, tháp VCCI Số 9, Đào Duy Anh, Q. Đống Đa, Hà Nội
Chuyên: Tiêu Hóa, Ung Thư

Ong Thị Tố Linh

Số 04 Nguyễn Lương Bằng - Khu Đô Thị Mới Phú Mỹ Hưng Phường Tân Phú, Quận 7 -TPHCM
Chuyên: Tim Mạch

Nguyễn Hoàng Lâm

28 Tăng Bạt Hổ, Phường 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Chuyên: Nội Khoa

Dịch trong ổ bụng (Cổ trướng)

Dịch ổ bụng là tình trạng khi dịch ứ đọng ở các khoang giữa các...

Nguyên nhân gây gù lưng và cách chữa trị

Ở những người bị gù, sống lưng cong hơn bình thường, làm lưng có hình...

Những tác dụng của thuốc steroid trong chữa bệnh

Thuốc steroid (corticoid) là một nhóm thuốc có thể chữa nhiều bệnh khác nhau. Loại thuốc...

Nguyên nhân và cách phòng bệnh vàng da ở người lớn

Vàng da là tình trạng đặc trưng bởi da và củng mạc mắt có màu...

Triệu chứng và cách chữa chứng hẹp ống thực quản

Chứng hẹp ống thực quản là gì? - Thực quản là một ống rỗng dài chạy...

Vui lòng đợi...