Những điều cần biết về Viêm gan tự miễn (Phần 2)


● Glucocorticoid – Glucocorticoid nhưprednison giúp kiểm soát quá trình viêm của gan vì vậy ngăn ngừa tình trạng xơ gan tiến triển. Nhược điểm chủ yếu của prednison là các tác dụng phụ bao gồm tăng cân, mụn trứng cá, mất xương, tăng đường máu (có thể gây đái tháo đường), tăng nguy cơ nhiễm trùng, đục thủy tinh thể, tăng huyết áp, rối loạn cảm xúc và giấc ngủ. Những người cần điều trị prednison kéo dài cần được theo dõi cẩn thận các tác dụng phụ của thuốc. Để giảm tối đa tác dụng phụ thì cần dùng liều prednison thấp nhất có thể.

● Azathiopri hoặc  6-mercaptopurin – Thuốc lựa chọn thứ 2 bao gồm azathioprin {Azasan; Imuran} hoặc 6-mercaptopurin (Purinethol) và ít gặp hơn là methotrexat hoặc mycophenolat mofetil, các thuốc này có thể được dùng kèm với prednison. Lợi ích của các thuốc này là nó có thể giúp giảm liều hoặc ngừng việc dùng prednison, giúp giảm tối đa tác dụng phụ của prednison.

● Budesonie – Budesonid, một thuốc khác có thể thay thế cho prednison, hiện còn đang được nghiên cứu và chưa được sử dụng rộng rãi.

Azathioprin và 6-mercaptopurin cũng có thể gây nên các tác dụng phụ bao gồm các phản ứng dị ứng, giảm bạch cầu, viêm tụy, nôn, bất thường chức năng gan (có thể gây nhầm lẫn với viêm gan tự miễn). Có một số ít nguy cơ gây ung thư (như U hạch) ở một số thuốc. Các xét nghiệm máu giúp theo dõi tác dụng phụ của thuốc sẽ được thực hiện đều đặn khi uống các thuốc này.

Mycophenolat có nhiều nguy cơ bao gồm làm tăng khả năng nhiễm trùng hoặc ung thư. Mycophenolat có thể gây các dị tật bào thai và không nên dùng khi mang thai. Đàn ông và phụ nữ khi dùng mycophenolat phải dùng 2 biện pháp tránh thai (ví dụ dùng bao cao su và thuốc tranh thai).

THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ — Quy tắc chung là việc điều trị nên tiếp tục cho đến khi bệnh thuyên giảm hoặc điều trị thất bại hoặc bệnh nhân có những tác dụng phụ nặng do điều trị.

Thuyên giảm là khi bệnh nhân hết triệu chứng, chức năng gan về bình thường hoặc gần như bình thường, có cải thiện về mô gan qua sinh thiết. Thời gian thuyên giảm ban đầu thường sau 12 tháng hoặc hơn. Khoảng 65% và 80% bệnh nhân thuyên giảm sau lần lượt 18 tháng và 3 năm điều trị.

Khoảng 50% bệnh nhân bệnh thuyên giảm hoặc có bệnh ở mức độ nhẹ trong vài tháng tới vài năm sau khi ngừng điều trị. Tuy nhiên đa số bệnh nhân phải bắt đầu điều trị lại khi bệnh tái phát. Tái phá thường xảy ra trong vòng từ 15-20 tháng sau khi ngừng điều trị. Tái phát hay gặp ở những người có xơ gan trong lần đầu sinh thiết.

TRƯNG HP KHÔNG DÙNG THUC — Việc theo dõi sát được khuyến cáo ở các bệnh nhân không dùng thuốc. Việc theo dõi bao gồm khám bệnh và xét nghiệm máu sau vài tháng, và làm sinh thiết gan sau ít nhất mỗi 2 năm.

TỰ CHĂM SÓC — Uống thuốc và gặp bác sĩ đều đặn có thể giúp bạn đảm bảo lá gan của mình luôn khỏe.

Chế độ ăn — Không một chế độ ăn cụ thể nào cho thấy giúp cải thiện kết cục của bệnh nhân viêm gan tự miễn. Lời khuyên tốt nhất là ăn một chế độ ăn bình thường, cân bằng và lành mạnh để tránh béo phì; béo phì có thể làm tăng nguy cơ của bệnh gan nhiễm mỡ và có thể dẫn đến viêm gan tự miễn.

Rượu — Tránh uống rượu vì nó có thể gây nên gan nhiễm mỡ và các tổn thương gan khác. Tất cả các sản phẩm có cồn đều có thể gây hại cho gan bao gồm bia, rượu và rượu vang. Người mắc bệnh gan có thể diễn biến xấu dù chỉ uống 1 lượng nhỏ rượu.

Những điều cần biết về Viêm gan tự miễn (phần 2)

Tập thể dục — Tập thể dục tốt cho sức khỏe nói chung và được khuyến khích, tuy nhiên chưa có lợi ích thực sự của việc tập thể dục đối với bệnh nhân viêm gan tự miễn.

Các thuốc kê đơn và không kê đơn — Nhiều thuốc được chuyển hóa tại gan. Vì vậy hãy luôn luôn báo với bác sĩ hoặc dược sĩ khi bạn bắt đầu dùng một loại thuốc mới. Trừ trường hợp xơ gan ra thì đa số thuốc đều an toàn. Một số người có bệnh gan tiến triển được khuyên nên uống thuốc với liều thấp hơn.

Trường hợp ngoại lệ cần chú ý là acetaminophen (Tylenol), thường được dùng khi đau đầu, đau nhức cơ thể và sốt. Ở người bị bệnh gan thì liều tối đa của acetaminophen là không quá 2000mg/ngày(kể cả khi chia thành nhiều liều). Vì vậy, đó là lý do tại sao uống 500mg mỗi 4-6 giờ mặc dù không nên lặp lại quá 4 lần/ngày.

Thuốc thảo dược — Có nhiều khẳng định đặc biệt là trên Internet rằng thảo dược có thể giúp cải thiện chức năng gan. Tuy nhiên không một loại thảo dược nào được chứng minh là có thể cải thiện kết cục ở bệnh nhân viêm gan tự miễn. Một số thảo dược còn có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng và một số là nguyên nhân dẫn đến viêm gan tự miễn. Vì vậy, hiện nay không khuyến cáo sử dụng bất kỳ thảo dược gì trong điều trị bệnh gan.

Tìm kiếm sự giúp đỡ — Đừng nên đánh giá thấp giá trị của việc chia sẻ mối quan tâm của bạn với những người bị viêm gan tự miễn khác. Tham khảo bác sĩ về những nhóm hỗ trợ hoặc các bệnh nhân khác người sẵn lòng chia sẻ những kinh nghiệm của họ về viêm gan tự miễn.

THAI NGHÉN VÀ VIÊM GAN TỰ MIỄN

Những điều cần biết về Viêm gan tự miễn (phần 2)

Phụ nữ bị viêm gan tự miễn có thể mang thai. Điều trị bao gồm glucocorticoid và/hoặc azathioprin, cả hai thuốc này đều an toàn khi mang thai. Việc ngừng điều trị khi mang thai có thể dẫn tới tái phát bệnh và điều này không được khuyến cáo.

Tuy nhiên, trẻ có mẹ bị viêm gan tự miễn có thể có nguy cơ cao bị sinh non, cân nặng thấp khi sinh và các bất thường về thai khác. Phụ nữ cần được quản lý thai cẩn thận và trước khi sinh vài tháng vì nguy cơ tái phát bệnh.

KẾT CỤC LÂU DÀI — Viêm gan tự miễn không điều trị có thể dẫn tới xơ gan và suy gan. May mắn rằng việc điều trị kịp thời có thể ngăn ngừa xơ gan ở đa số các bệnh nhân. Kể cả khi chuyển sang xơ ganthì điều trị có thể đem lại hiệu quả làm ngừng và trong một số trường hợp đảo ngược quá trình xơ.

Khoảng 10-40% bệnh nhân viêm gan tự miễn lui bệnh và không cần dùng thuốc; tuy nhiên khoảng 50% bệnh nhân bệnh chỉ thuyên giảm. Vì vậy, đa số bệnh nhân cần tiếp tục điều trị hoặc dùng thêm một đợt thuốc để điều trị khi bệnh tiến triển.

BẠN MUỐN BIẾT THÊM THÔNG TIN — Bác sĩ là người tốt nhất cung cấp thông tin và trả lời các câu hỏi và thắc mắc liên quan đến vấn đề sức khỏe của bạn.

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: viêm gan viêm gan tự miễn xơ gan suy gan thai nghén uống rượu chế độ ăn sinh thiết khoảng bệnh ngừng điều được khuyến nhân viêm thảo dược khoảng bệnh nhân bệnh nhân viêm bệnh gan giấc ngủ


Lê Đức Hinh

1E Trường Chinh, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội
Chuyên: Nội thần Kinh, Nội Khoa

Nguyễn Hữu Tùng

Số 3, Đường 17A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
Chuyên: Tim Mạch

Ong Thị Tố Linh

Số 04 Nguyễn Lương Bằng - Khu Đô Thị Mới Phú Mỹ Hưng Phường Tân Phú, Quận 7 -TPHCM
Chuyên: Tim Mạch

Trần Văn Sĩ

Số 04 Nguyễn Lương Bằng - Khu Đô Thị Mới Phú Mỹ Hưng Phường Tân Phú, Quận 7 -TPHCM
Chuyên: Tim Mạch

Abdul Razakjr

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Tim Mạch

Dịch trong ổ bụng (Cổ trướng)

Dịch ổ bụng là tình trạng khi dịch ứ đọng ở các khoang giữa các...

Nguyên nhân gây gù lưng và cách chữa trị

Ở những người bị gù, sống lưng cong hơn bình thường, làm lưng có hình...

Những tác dụng của thuốc steroid trong chữa bệnh

Thuốc steroid (corticoid) là một nhóm thuốc có thể chữa nhiều bệnh khác nhau. Loại thuốc...

Nguyên nhân và cách phòng bệnh vàng da ở người lớn

Vàng da là tình trạng đặc trưng bởi da và củng mạc mắt có màu...

Triệu chứng và cách chữa chứng hẹp ống thực quản

Chứng hẹp ống thực quản là gì? - Thực quản là một ống rỗng dài chạy...

Vui lòng đợi...