Những kiến thức căn bản nhất về viêm gan A
Tất cả mọi người trên thế giới đều có thể bị viêm gan A.
Các triệu chứng của viêm gan A? — Ở trẻ em, viêm gan A thường không gây ra bất kỳ triệu chứng gì. Ở người lớn, viêm gan A gây bệnh cảnh giống cúm xuất hiện đột ngột sau khoảng 1 tháng khi người đó bị nhiễm virus.
Ban đầu, các triệu chứng thường gặp là:
- Cảm giác mệt mỏi
- Buồn nôn hoặc nôn
- Chán ăn
- Sốt trên 38°C
- Đau vùng gan
Về sau sẽ xuất hiện các triệu chứng:
- Nước tiểu sẫm màu
- Phân nhạt màu
- Vàng da, vàng mắt
- Ngứa
Trường hợp hiếm gặp, viêm gan virus A có thể gây tổn thương gan dẫn đến tử vong.
Người mắc viêm gan A như thế nào? — Mọi người có thể mắc viêm gan A sau khi họ ăn hoặc uống nước có chứa virus. Người cũng có thể mắc nếu họ chạm vào những bề mặt cso virus và sau đó chạm vào thức ăn hoặc để tay lên miệng.
Có xét nghiệm nào giúp chẩn đoán viêm gan A? — Có. Để kiểm tra xem bạn có bị viêm gan A không, các bác sĩ sẽ khám và làm một số xét nghiệm máu.
Điều trị viêm gan A? — Phần lớn thời gian, tình trạng bệnh sẽ tự thuyên giảm. Tuy nhiên có 1 số phương pháp bạn có thể làm tại nhà để giúp lá gan của bạn hồi phục. Bạn có thể:
- Nghỉ ngơi – Không nên đi làm trở lại cho đến khi bạn hết sốt, hết vàng da và bạn ăn ngon trở lại.
- Tránh uống rượu.
- Tránh sử dụng một số thuốc – Bác sĩ và điều dưỡng sẽ nói cho bạn các loại thuốc bạn không nên dùng.
Trong một số ít các trường hợp bạn cần được điều trị tại bệnh viện.
Khi nào tôi sẽ khỏi? — Bạn sẽ mất vài tháng để thấy khỏe lên. Phần lớn mọi người khỏi bệnh hoàn toàn trong vòng 6 tháng sau khi nhiễm. Viêm gan A không gây nên các bệnh lý gan mạn tính.
Có thể phòng bệnh viêm gan A? — Có. Để phòng bệnh viêm gan A, bạn có thể áp dụng các cách sau:
- Rửa tay sau khi đi vệ sinh, thay tã cho trẻ hoặc chạm tay vào rác hoặc quần áo bẩn. Hãy chắc chắn rằng bạn rửa tay trước khi chuẩn bị đồ.
- Tiêm phòng bằng vaccine viêm gan A– Vaccine là biện pháp giúp phòng nhiễm virus. Các bác sĩ khuyến cáo rằng người lớn nên tiêm phòng vaccine nếu họ có nguy cơ cao nhiễm virus bao gồm những người có kế hoạch du lịch đến các quốc gia có dịch hoặc có các vấn đề khác về sức khỏe.
- Đảm bảo rằng con bạn cũng được tiêm phòng vaccine viêm gan A– Các bác sĩ khuyến cáo rằng tất cả trẻ em nên được tiêm phòng vaccine giống như vaccine trong chương trình tiêm chủng.
- Chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm:
Mua thực phẩm |
Không nên mua các thức ăn chế biến sẵn cạnh các thực phẩm sống, kể cả khi chúng được bảo quản lạnh. |
Không mua thực phẩm đóng hộp khi hộp bị mẻ, nứt hoặc nắp bị phồng |
Bảo quản |
Đảm bảo thịt và các sản phẩm từ gia cầm được bảo quản trong tủ lạnh sau khi mua. |
Sử dụng túi nilon để tránh nước thịt, cá dây ra các thực phẩm khác. |
Bảo quản các thực phẩm nhanh hỏng trong tủ lạnh trong vòng 1 giờ sau khi mua. |
Giữ nhiệt độ ngăn mát từ 0-4oC và ngăn đá dưới -18oC |
Để thịt và gia cầm không chế biến trong tủ đá trong vòng 48 giờ. |
Để cá ngừ không chế biến trong tủ đá trong vòng 24 giờ, các loại cá khác có thể bỏ vào tủ lạnh tới 48 giờ. |
Không để trứng ở vị trí cạnh của tủ lạnh (Đây là nơi ấm nhất của tủ lạnh). |
Để thức ăn thừa vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ sau khi nấu. |
Chia thức ăn thừa thành các phần để có thể đựng trong các hộp nhỏ. |
Nấu lại thức ăn thừa tới nhiệt độ 74oC trước khi ăn. |
Chuẩn bị thức ăn |
Rửa tay bằng xà phòng và nước trước khi nấu và sau khi sơ chế thịt,cá, gia cầm, trứng sống. |
Để thịt hoặc cá đông lạnh vào trong tủ lạnh hoặc lò vi sóng. Không để ra ngoài. |
Để thực phẩm đã ướp trong tủ lạnh, không để ở ngoài môi trường. |
Tránh để dao, dĩa, thìa, thớt hoặc các bề mặt bẩn tiếp xúc với thức ăn chín. |
Rửa dao, dĩa, thìa, thớt bằng xà phòng và nước sau khi dùng chúng sơ chế đồ ăn sống. |
Tránh để nước thịt, cá, gia cầm sống tiếp xúc với đồ ăn chín hoặc các thực phẩm ăn sống. |
Cẩn thận rửa sạch rau và hoa quả. |
Tránh các thực phẩm có trứng sống. |
Nấu ăn |
Sử dụng nhiệt kế, đảm bảo nhiệt độ bên trong của thực phẩm: thịt bò và thịt cừu (63oC), thịt lợn và thịt xay (71oC), thịt gia cẩm (77-82°C). |
Nấu trứng đến khi lòng đỏ chín. |
Luộc các loại nước thịt, cá trước khi dùng để chế biến. |
Trình bảy |
Đặt thức ăn chín lên các bề mặt sạch và dùng dao, dĩa, thìa sạch. |
Giữ đồ ăn nóng ở 60oC và đồ ăn lạnh dưới 4 oC. |
Không bao giờ để thức ăn ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ hoặc quá 1 giờ khi nhiệt độ trên 32 oC. |
Sử dụng thùng đá hoặc hộp làm mát để bảo quản thực phẩm nhanh hỏng khi mang đi xa. |
- Không uống hoặc ăn các thực phẩm có sữa chưa tiệt trùng
- Rửa sạch rau và hoa quả trước khi ăn
- Giữ nhiệt độ ngăn mát dưới 4.4°C và ngăn đá dưới -17.8°C.
- Nấu chín thịt và hải sản
- Nấu trứng cho đến khi lòng đỏ chính
- Rửa tay, dao và thớt sau khi chế biến đồ ăn sống
Nếu tôi đang hoặc đã từng sống với người bị viêm gan A? — Nếu bạn đang hoặc đã từng sống với người bị viêm gan A, hãy cho bác sĩ của bạn biết càng sớm càng tốt. Nếu bạn chưa được tiêm phòng vaccine viêm gan A thì có thể bạn sẽ cần phải đi tiêm. Hoặc bác sĩ của bạn sẽ kê một số thuốc giúp ngăn ngừa việc nhiễm virus.
Bạn có thể bị viêm gan A từ người bị bệnh mà chưa có biểu hiện triệu chứng gì. Bạn có thể mắc từ người có triệu chứng đến tận 1 tuần sau khi họ xuất hiện vàng da.