Tác dụng phụ của vắc xin cúm và biện pháp ngăn ngừa cúm


Tất cả những người trên 6 tháng tuổi nên tiêm phòng cúm hằng năm, vắc xin này đặc biệt quan trọng với những những có nguy cơ cao bị cúm.

 

Vắc xin cúm mang lại lợi ích gì?

Tiêm chủng cúm giúp bạn và những người xung quanh không bị ốm do cúm. Nếu bạn đã từng tiêm vắc xin nhưng bị cúm thì vắc xin cúm có thể giúp tình trạng bệnh không bị diễn biến nghiêm trọng hơn. Có những năm vắc xin cúm có hiệu quả hơn, do đó những người trong ngành vắc xin không thể dự đoán chính xác vi-rút cúm sẽ thay đổi như thế nào trong những năm sắp tới. Thậm chí trong những năm vắc xin cúm kém hiệu quả, nó vẫn ngăn ngừa một vài trường hợp cúm, các tình trạng bệnh nghiêm trọng do cúm gây ra và sự bùng phát cúm.

Một vài người nghĩ rằng vắc xin cúm không hoạt động, bởi vì họ đã gặp những người tiêm phòng cúm và vẫn bị cúm. Như vậy không có nghĩa là vắc xin cúm không hoạt động. Rất nhiều người bị ốm sau khi tiêm vắc xin cúm nhưng thực tế không phải là bị cúm, họ bị cảm lạnh nguyên nhân do một vi-rút khác không liên quan đến vi-rút cúm, nên vắc xin cúm không hiệu quả trong trường hợp này.

Không quan trọng nơi bạn sống ở đâu, cố gắng tiêm chủng vắc xin càng sớm càng tốt. Tùy thuộc vào liều lượng đã tiêm trong quá khứ, trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi có thể cần 2 liều vắc xin để vắc xin hoạt động tốt nhất.

 

Các loại vắc xin cúm 

  • Mũi tiêm bắp
  • Mũi tiêm dưới da
  • Xịt mũi

Nếu bạn lớn hơn 65 tuổi, chỉ nên dùng mũi tiêm bắp. Và hãy hỏi về mũi tiêm liều cao nếu có thể, vì ở người lớn tuổi, mũi tiêm liều cao hoạt động tốt hơn so với mũi tiêm liều tiêu chuẩn. Đối với trẻ 2-8 tuổi khỏe mạnh, các chuyên gia khuyến cáo dùng xịt mũi thay vì mũi tiêm.

 

Các tác dụng phụ của vắc xin cúm thường rất hiếm, có thể:

  • Sưng nhẹ, đỏ, viêm tại vị trí tiêm
  • Sốt nhẹ
  • Phát ban nhẹ
  • Đau đầu hoặc đau người

Vắc xin có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như các phản ứng dị ứng nghiêm trọng nhưng cực kỳ hiếm gặp.

Một điều cần nhớ là vắc xin cúm không bao giờ gây ra cúm. Những người bị ốm sau khi tiêm vắc xin là do họ đã bị ốm trước đó do cúm hoặc các vi-rút khác.

Vắc xin có thể gây ra bệnh tự kỷ không? Câu trả lời là KHÔNG. Các nhà nghiên cứu không tìm thấy bất cứ mối liên quan nào giữa vắc xin và bệnh tự kỷ sau rất nhiều nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên những nghiên cứu đó là sai trái, chúng đã bị thu hồi.

Nếu bạn là phụ nữ có thai, việc tiêm phòng cúm cực kỳ quan trọng. Đối với phụ nữ có thai, các triệu chứng của cúm có thể diễn biến xấu một cách nhanh chóng và nguy hiểm. Cúm thậm chí có thể gây khó thở và tử vong cho người mẹ và đứa trẻ trong bụng. Đó là lý do vô cùng quan trọng phải tiêm phòng cúm nếu bạn sẽ mang thai trong thời gian tới.

Nếu bạn bị dị ứng với trứng, hỏi bác sỹ loại vắc xin phù hợp với bạn vì nhiều loại vắc xin được sản xuất từ trứng. Do đó những người bị dị ứng với trứng sẽ có những phản ứng xấu với những vắc xin được sản xuất từ trứng. Tuy nhiên, những người bị dị ứng mức độ nhẹ có thể dùng được vắc xin cúm sản xuất từ trứng. Hiện tại đã có các loại vắc xin cúm không sản xuất từ trứng, tuy nhiên chỉ dành cho độ tuổi từ 18-49. Nếu bạn bị dị ứng với trứng, hãy trao đổi kỹ với bác sỹ để họ chọn ra loại vắc xin cúm an toàn nhất đối với bạn và theo dõi bạn sau khi tiêm chủng vắc xin cúm để đảm bảo không có phản ứng xấu xảy ra đối với bạn.

 

Làm cách nào để ngăn ngừa cúm

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch, hoặc sử dụng dung dịch rửa tay có cồn.
  • Tránh tiếp xúc với những người mà bạn biết họ đang bị ốm.

Nếu bạn đang trong môi trường tiếp xúc với cúm, các thuốc diệt vi-rút có thể bảo vệ bạn khỏi cúm nhưng không phải đều dùng được với tất cả mọi người. Thuốc diệt vi-rút chỉ hoạt động nếu bạn dùng nó sớm nhất có thể ngay sau khi tiếp xúc hoặc sớm nhất ngay sau khi xuất hiện triệu chứng.

 

Để bảo vệ những người khác, bạn nên:

  • Bạn nêu ở nhà trong khi bị ốm do cúm dù bạn có gặp bác sỹ hay không. Không đi làm hoặc đến trường cho đến khi hết sốt ít nhất 24 giờ mà ko dùng thuốc hạ sốt như acetaminophen. Nếu bạn làm việc trong bệnh viện, bạn cần ở nhà lâu hơn cho đến khi hết ho.
  • Nhớ rằng, luôn che miệng và mũi bằng khủy tay khi ho hoặc hắt hơi.

 

Hãy liên hệ tổng đài EasyCare (028) 7300 7115 (không tính phí) ngay hôm nay để được tư vấn về chương trình và đặt lịch khám chữa bệnh tại chuyên khoa phù hợp.

 

Nguồn: Cấn Thị Hoa - Cử nhân điều dưỡng tiên tiến khóa 1 - Đại học Y Hà Nội

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: vắc xin cúm vắc xin tác dụng phụ của vắc xin cúm cách hạn chế bị cúm easycare đặt khám chữa bệnh dịch vụ y tế y tế online tp hồ chí minh hà nội


Chan Choong Chee

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Hô Hấp, Nội Khoa

Wendy Sinnathamby

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Hô Hấp, Nhi Khoa

Nguyễn Thiện Nhân

476 Nguyễn Tri Phương, Phường 09, Quận 10, Tp.HCM
Chuyên: Hô Hấp, Ung Thư

Steve Yang Tze Yi

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Hô Hấp, Nội Khoa

Nguyễn Trung Thành

476 Nguyễn Tri Phương, Phường 09, Quận 10, Tp.HCM
Chuyên: Hô Hấp

Dịch trong ổ bụng (Cổ trướng)

Dịch ổ bụng là tình trạng khi dịch ứ đọng ở các khoang giữa các...

Nguyên nhân gây gù lưng và cách chữa trị

Ở những người bị gù, sống lưng cong hơn bình thường, làm lưng có hình...

Những tác dụng của thuốc steroid trong chữa bệnh

Thuốc steroid (corticoid) là một nhóm thuốc có thể chữa nhiều bệnh khác nhau. Loại thuốc...

Nguyên nhân và cách phòng bệnh vàng da ở người lớn

Vàng da là tình trạng đặc trưng bởi da và củng mạc mắt có màu...

Tác dụng phụ của vắc xin cúm và biện pháp ngăn ngừa cúm

Vắc xin cúm là phương pháp điều trị giúp bạn không bị ốm do cúm....

Vui lòng đợi...